Nội Dung Chính
Khi vận chuyển hàng hóa không phải lúc nào cũng luôn một mạch từ nơi gửi đến nơi nhận, trong khi hàng cần làm thủ tục hoặc chuyển giao đến vị trí thì cần lưu trữ. Phát sinh từ nhu cầu vận tải hàng hóa nên sẽ hình thành kho ngoại quan. Vậy thế nào là kho ngoại quan? Hãy cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài viết dưới đây của indochinapost nhé!!!
Vậy thế nào là kho ngoại quan
Kho ngoại quan là khu vực kho, bãi được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam, ngăn cách với khu vực xung quanh để tạm lưu giữ, bảo quản hoặc thực hiện một số dịch vụ đối với hàng hoá từ nước ngoài, hoặc từ trong nước đưa vào kho theo hợp đồng thuê kho được ký giữa chủ kho và chủ hàng.
Thế nào là kho ngoại quan: Các khu vực được phép thành lập kho
- Các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đầu mối giao lưu hàng hoá giữa Việt Nam với nước ngoài, có điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.
- Các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu chế xuất, các khu kinh tế đặc biệt khác (sau đây viết là Khu công nghiệp).
- Kho ngoại quan, hàng hoá, phương tiện vận tải ra, vào hoặc lưu giữ, bảo quản trong kho ngoại quan phải làm thủ tục hải quan, chịu sự kiểm tra, giám sát của cơ quan hải quan.
Điều kiện thành lập kho ngoại quan
- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật
- Chức năng kinh doanh kho bãi, giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Đã có kho, bãi, tường rào ngăn cách với khu vực xung quanh, hệ thống đường vận chuyển nội bộ, hệ thống phòng chống cháy, nổ, bảo vệ, văn phòng kho và nơi làm việc của hải quan
- Có cơ sở vật chất kỹ thuật, phương tiện vận tải phù hợp yêu cầu lưu giữ, bảo quản hàng hoá
Thế nào là kho ngoại quan: Hồ sơ thành lập
- Đơn xin thành lập kho ngoại quan
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
- Sơ đồ thiết kế khu vực kho, bãi
- Chứng từ hợp pháp về quyền sử dụng kho, bãi
Thủ tục cấp giấy phép thành lập kho
Doanh nghiệp gửi hồ sơ đến Cục Hải quan tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp xin thành lập kho ngoại quan. Trong thời hạn 30 ngày, Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra và báo cáo Tổng cục Hải quan ra quyết định cấp Giấy phép thành lập kho ngoại quan, hoặc có văn bản trả lời không đủ điều kiện cấp.
Tổng cục Hải quan rút Giấy phép hoạt động kho ngoại quan trong các trường hợp:
Chủ kho ngoại quan có đề nghị.
Chủ kho ngoại quan có vi phạm pháp luật đến mức phải rút giấy phép.
Trong thời hạn 6 tháng không đưa kho vào hoạt động mà không có lý do chính đáng.
Các dịch vụ của kho ngoại quan bạn cần biết
Ngoài việc tìm hiểu thế nào là kho ngoại quan, bạn cần nắm rõ một số dịch vụ chính mà doanh nghiệp có thể tiến hành hoạt động như:
- Gia cố các kiện hàng
- Phân loại, bảo dưỡng hàng hóa
- Chia nhỏ hoặc gộp ghép các loại hàng hóa
- Đóng gói bao bì hàng hóa
- Lấy mẫu hàng hóa để cung cấp cho hoạt động quản lý kho ngoại quan hoặc làm thủ tục hải quan.
- Chuyển đổi quyền sở hữu hàng hóa
- Đặc biệt đối với các kho hàng chuyên dụng được cấp phép chứa xăng dầu, hóa chất, các hàng hóa đặc thù, thì có thể thực hiện chuyển đổi và pha chế trong phạm vi cho phép. Đảm bảo không gây nguy hiểm cho khu vực xung quanh và các hàng hóa khác.
- Các thủ tục xuất nhập hàng hóa trong kho ngoại quan.
Thế nào là kho ngoại quan: Thông tin đối với doanh nghiệp thuê kho
Đối tượng được phép thuê kho ngoại quan là:
- Thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh xuất nhập khẩu thuộc các thành phần kinh tế
- Thương nhân nước ngoài
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài.
Hợp đồng thuê kho ngoại quan: do chủ kho ngoại quan và chủ hàng thoả thuận theo quy định của pháp luật. Hợp đồng thuê kho ngoại quan phải quy định rõ:
- Tên hàng
- Chủng loại hàng
- Khối lượng hàng
- Chất lượng hàng
- Thời hạn thuê kho
- Các dịch vụ có yêu cầu, trách nhiệm của các bên ký hợp đồng thuê kho.
Thời hạn hợp đồng thuê kho ngoại quan: không quá 365 ngày, kể từ ngày hàng hóa được gửi vào kho. Chủ kho ngoại quan có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho Hải quan kho ngoại quan biết trước khi hợp đồng thuê kho hết hạn. Trường hợp chủ hàng có đơn đề nghị, được sự đồng ý của Cục trưởng Hải quan thì được gia hạn thêm không quá 180 ngày, kể từ ngày hợp đồng hết hạn.
Thế nào là kho ngoại quan: Đối tượng hàng hóa xuất nhập kho
- Mặt hàng nhập khẩu chờ tiêu thụ tại thị trường Việt Nam
- Hàng quá cảnh, lưu kho tại Việt Nam để chờ xuất khẩu sang nước thứ ba.
- Các hàng đã làm xong thủ tục hải quan chờ xuất khẩu
- Những loại hàng hết thời hạn tạm nhập, phải tái xuất
- Loại hàng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc tái xuất.
Hàng hoá không được gửi kho ngoại quan:
- Các loại hàng hoá giả mạo nhãn hiệu hoặc tên gọi xuất xứ Việt Nam
- Hàng hoá gây nguy hiểm công cộng hoặc ô nhiễm môi trường
- Mặt hàng hoá cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, trừ trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa tại kho
Đối với hàng từ nước ngoài đưa vào kho ngoại quan, hồ sơ khai báo gồm:
+ Hợp đồng thuê kho ngoại quan
+ Tờ khai hải quan và các chứng từ cần thiết khác.
Đối với hàng hoá từ Việt Nam đưa vào kho ngoại quan: chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng phải làm đầy đủ thủ tục hải quan như đối với hàng hoá xuất khẩu theo quy định của pháp luật trước khi gửi hàng hoá vào kho ngoại quan.
Hồ sơ phải nộp gồm:
- Hợp đồng thuê kho ngoại quan
- Tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu đã làm xong thủ tục hải quan
- Tờ khai hàng đưa vào kho ngoại quan và các chứng từ cần thiết khác.
Đối với hàng hóa đưa ra nước ngoài, hồ sơ phải nộp:
- Tờ khai xuất khẩu
- Giấy ủy quyền xuất hàng
- Phiếu xuất kho.
Hàng hoá từ kho ngoại quan nhập khẩu vào thị trường Việt Nam phải làm đầy đủ thủ tục hải quan, nộp thuế, thực hiện chính sách quản lý xuất nhập khẩu như đối với hàng hoá nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam.
Thế nào là kho ngoại quan: Quy trình quản lí hàng hóa tại kho
Khi thực hiện các dịch vụ đối với hàng hoá gửi kho, chủ kho phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan quản lý kho ngoại quan biết.
Khi di chuyển hàng hóa từ kho này sang kho khác phải được sự đồng của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố.
Định kỳ 45 ngày một lần, chủ kho ngoại quan báo cáo cho Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, thành phố về thực trạng hàng hóa trong kho và tình hình hoạt động của kho.
Trường hợp muốn tiêu hủy hàng hoá bị đổ vỡ, hư hỏng, giảm phẩm chất hoặc quá thời hạn sử dụng phát sinh trong quá trình lưu kho, chủ kho phải có văn bản thỏa thuận với chủ hàng hoặc đại diện hợp pháp của chủ hàng về việc đồng ý tiêu hủy hàng hoá. Thủ tục tiêu hủy hàng hoá thực hiện theo quy định hiện hành.
Chủ kho ngoại quan phải mở sổ kế toán theo dõi việc xuất kho, nhập kho theo đúng quy định.
Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin liên quan đến khái niệm thế nào là kho ngoại quan chất lượng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng giải đáp nhé!!!