Nội Dung Chính
Packing List có lẽ đã là một khái niệm quen thuộc đối với những người làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, một loại giấy tờ vô cùng quan trọng bạn cần phải có mỗi khi làm các thủ tục đóng gói hay vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên dường như với những người mới bắt đầu làm trong lĩnh vực XNK thì có lẽ vẫn còn là một điều mới mẻ. Vậy Packing list là gì? Hãy cùng tìm hiểu với indochinapost thông qua bài viết dưới đây nhé!!!
Packing List là gì: Một số nét đặc trưng cơ bản
Packing List còn được gọi là phiếu đóng gói / bảng kê / phiếu chi tiết hàng hóa danh sách hàng là một trong những chứng từ không thể thiếu của bộ chứng từ xuất nhập khẩu. Trên packing list thể hiện rõ người bán đã bán những cái gì cho người mua, qua đó người mua có thể kiểm tra và đối chiếu lại xem có giống với đơn hàng đã đặt hay không.
Nếu theo nghĩa tiếng Anh dịch đơn thuần, thì phải dịch là Chi tiết đóng gói, hay Danh sách đóng gói mới sát nghĩa.
Tuy nhiên theo tập quán, người ta vẫn gọi là phiếu, thì ta cũng gọi theo như vậy cho mọi người cùng thông hiểu.
Cũng giống như với Hóa đơn thương mại, bạn cũng có thể soạn thảo Phiếu đóng gói bằng cách tham khảo các mẫu có sẵn. Sau đó chỉnh sửa, bổ sung những nội dung cho phù hợp với nhu cầu của mình
Chức năng của Packing List
Cùng với câu hỏi Packing List là gì, thì câu hỏi về chức năng của chứng từ này cũng quan trọng không kém.
Như tên gọi cho thấy, Packing List chỉ ra cách thức đóng gói của hàng hóa. Nghĩa là khi nhìn vào đó, bạn hiểu được lô hàng được đóng gói như thế nào. Điều này sẽ giúp bạn tính toán được:
- Cần bao nhiêu chỗ để xếp dỡ, chẳng hạn 1 container 40’ loại cao;
- Có thể xếp dỡ hàng bằng công nhân, hay phải dùng thiết bị chuyên dùng như xe nâng, cẩu…;
- Phải bố trí phương tiện vận tải bộ như thế nào, chẳng hạn dùng xe loại mấy tấn, kích thước thùng bao nhiêu mới phù hợp;
- Sẽ phải tìm mặt hàng cụ thể nào đó ở đâu (pallet nào) khi hàng phải kiểm hóa, trong quá trình làm thủ tục hải quan.
Với những người chưa quen đọc chứng từ, cần phân biệt một chút giữa Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) với Phiếu đóng gói (Packing List). Hai loại chứng từ này nhiều khi nhìn gần giống nhau (vì thường được tạo ra từ 1 mẫu), và có nhiều thông tin trùng nhau, nhưng có chức năng khác nhau nên cần những dữ liệu đặc thù riêng.
Hóa đơn thương mại là chứng từ thiên về chức năng thanh toán, trên đó quan trọng thể hiện hàng hóa bao nhiêu tiền. Còn phiếu đóng gói lại cần thể hiện hàng hóa được đóng gói như thế nào, bao nhiêu kiện, trọng lượng và thể tích bao nhiêu…
Packing List là gì? Các loại phiếu đóng gói
- Detailed packing list: phiếu đóng gói chi tiết, loại phiếu đóng gói này có nội dung rất chi tiết cho lô hàng, người mua và người bán bán thường sẽ sử dụng Detailed packing list.
- Neutrai packing list: phiếu đóng gói trung lập, với đặc điểm đó là trên packing list không thể hiện tên người bán
- Packing and weight list: Phiếu đóng gói kiêm bảng kê trọng lượng
Packing List là gì: Những nội dung chính trên phiếu đóng gói
Một Packing List đầy đủ phải bao gồm những nội dung như sau:
- Tiêu đề : Logo, tên, địa chỉ, Tel, Fax của doanh nghiệp
- Thông tin người bán: Tên, địa chỉ, Tel, Fax
- Số và ngày Packing List
- Thông tin người mua: Tên, địa chỉ, Tel, Fax của doanh nghiệp mua hàng
- Số lượng container và mã số container
- Ref no: Số tham chiếu ( Có thể là số đơn hàng, thông báo khi hàng đến,…)
- Port of Loading : cảng bốc hàng
- Port of Destination: Cảng dỡ hàng
- Vessel Name: tên tàu, số chuyến tàu
- ETD : Ngày dự kiến tàu chạy
- Product : Mô tả hàng hóa
- Packing: số lượng thùng, hộp, kiện đóng gói theo đơn vị ở dưới
- NWT ( Net weight) : Trọng lượng thực của hàng hóa
- GWT ( Gross weight) : Trọng lượng tổng gồm cả trọng lượng của dây buộc, thùng, hộp đựng,…
- Xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu
- Ngoài ra, phiếu đóng gói đôi khi còn phải ghi rõ tên người đóng gói, người kiểm tra kỹ thuật.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến packing list là gì khiến nhiền người đang quan tâm. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để indochinapost giúp bạn giải đáp nhé