Nội Dung Chính
Từ lâu, hàng hiệu đã trở thành một phần không thể thiếu của các tín đồ thời trang. Lý do là bởi đồ hiệu không những vừa đẹp, vừa bền mà còn tôn lên vẻ đẳng cấp, sang trọng của người mặc. Tuy nhiên, không phải ai cũng thường xuyên sở hữu được những bộ cánh đắt tiền bởi giá quá cao. Vậy làm thế nào để vừa sở hữu được những món hàng hiệu tuyệt đẹp, đồng thời có thể tiết kiệm chi phí. Bài viết sau sẽ chia sẻ cho chị em hướng dẫn cách săn hàng hiệu giảm giá. Khi đã nắm rõ được các bí quyết này, phái đẹp hoàn toàn có thể săn được những món hàng có giá rẻ hơn so với thị trường từ 30-50%.
Cách săn hàng hiệu giảm giá
Nắm rõ các thời điểm giảm giá
Sale hết mùa
Thông thường, các hãng nổi tiếng nước ngoài sẽ có hai đợt sale lớn mỗi năm. Thời điểm cụ thể sẽ thường rơi vào dịp tháng 7,8 Xuân Hè hoặc tháng 12,1 Thu Đông. Nếu như các nhãn hàng này không sale off thì giá sẽ thường rất đắt. Vì vậy, khi biết được các thời điểm giảm thì sale lên đến 80-90% là chuyện bình thường. Có nhiều mặt hàng với giá gốc là 1-2 triệu, nếu săn đúng sale off thì giá còn khoảng 200-300k là chuyện bình thường. Vừa được sử dụng hàng hiệu chính hãng, lại tiết kiệm được tiền.
Để có thể nắm rõ cũng như cập nhật được những thời điểm vàng này, một mẹo nhỏ đó chính là like fanpage của các trang đó. Khi có đợt khuyến mại, thông tin sẽ được tự động up lên facebook.
Top 5 trang web chuyên bán hàng hiệu giá sale 80%:
The Outnet
The Secret Sales
Cocosa
Achica
Leflair
Với những trang web bán hàng hiệu sale nên biết ở trên, ước mơ sở hữu những sản phẩm thời trang cao cấp giờ đây không còn quá xa vời với phái đẹp.
Sale ngày lễ
Bên cạnh việc săn các dịp sale hết mùa thì vào các ngày lễ lớn quan trọng, các hãng hàng hiệu cũng thường cũng những đợt sale off mạnh tay. Vào thời điểm này, mua một món đồ có thể được giảm từ 30-50%.
Canh ngày Private Sale
Thông thường, sự kiện bán hàng này sẽ diễn ra theo từng kỳ sales trong suốt cả năm, mỗi kỳ bình quân kéo dài 2-3 ngày, và chỉ những người được gửi thư mời mới được tham dự. Tuy nhiên, người tiêu dùng cũng có thể đăng ký tham dự sự kiện trên website của nhãn hàng,
Nhược điểm của Private sales là tính cạnh tranh cao do số lượng hàng hóa có giới hạn và thời gian kết thúc nhanh chóng. Một điểm hạn chế nữa của hình thức này là chỉ diễn ra ở các thành phố lớn, do đó cơ hội cho những người đam mê hàng hiệu ở các tỉnh thành khác tham gia dường như là rất thấp.
Order hàng từ các trang web nước ngoài
Order hàng trên các trang TMĐT
Những lưu ý khi mua hàng trên các trang TMĐT
Vào thời điểm cuối năm, trên các trang web TMĐT lớn như Ebay, Amazon, Sephora,. Thường có những đợt giảm giá lớn. Vào thời điểm này mức sale off có thể lên đến 30-70% tại hầu hết các cửa hàng trực tuyến. Hướng dẫn cách mua hàng trên Amazon và ship về việt nam khiến cho việc mua hàng online trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết
Tuy nhiên, nhược điểm của việc mua hàng online chính là người mua phải chịu chi phí lớn tiền vận chuyển hàng hóa về Việt Nam.
Khi mua hàng online cần phải lưu ý đến việc so sánh sale giữa các website, tính tiền món hàng bằng cách quy đổi tiền tệ và giá ship, thuế. Nếu bạn không giỏi ngoại ngữ thì đây chính là một điểm hạn chế.
Giải pháp cho trường hợp này chính là lựa chọn đơn vị cung cấp dịch vụ nhận order hàng xách tay. Đơn vị vận chuyển sẽ tư vấn cho bạn những cách thức vận chuyển, kinh nghiệm mua hàng cũng như các loại chi phí cần có trong quá trình nhận mua hộ hàng hóa.
Những kiến thức cần biết trong quá trình mua hàng hiệu sale off
Nắm rõ công thức tính khi hàng về và thuế áp dụng với từng mặt hàng.
Công thức tính khi hàng về thông thường sẽ được tính như sau: Giá sản phẩm trên website + tiền công order (nếu đặt hàng qua trung gian) + phí ship nội địa + thuế (nếu có) + phí ship tại Việt Nam.
Ví dụ như khi bạn đặt mua qua trung gian, với những mặt hàng bạn order sẽ được miễn thuế nhưng một số dịch vụ mua hàng hộ lại báo thuế 5-10%, tự nhiên bạn phải chịu thêm tiền oan.
Xem xét kỹ bảng size để tránh mua phải những món đồ không đúng kích cỡ khi nhận hàng.
Lý do là bởi đồ châu Âu thường có size to hơn so với người Việt. Mỗi hãng lại có cách đánh size khác nhau, có thể là 2-4-6-8, X-M-L hay 32-34-36-38-40… và size US, UK, EU thường không giống nhau.
Một lưu ý đó là bạn nên chọn nơi đặt hàng mà khi hàng về sẽ rẻ nhất, ví dụ như với Topshop nên đặt từ nước Anh, Zaza từ Anh hoặc Tây Ban Nha, H&M từ Đức…