Nội Dung Chính
Thuật ngữ gửi hàng chuyển tải (via) và gửi hàng trực tiếp (direct) có vẻ khá quen thuộc với mọi người trong nghề, đặc biệt trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa. Tuy nhiên, có thể đang có rất nhiều bạn đang nghĩ sai và sử dụng sai 2 thuật ngữ này. Vậy Hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (DIRECT) là gì? Hãy cùng tìm hiểu điều đó cùng indochinapost thông qua bài viết dưới đây nhé!!!
Hàng chuyển tải (via) và hàng trực tiếp (DIRECT): Lí do hàng hóa cần phải chuyển tải
Chắc chắn không có một cảng biển của một quốc gia nào có thể sở hữu tất cả các cảng biển trên thế giới bằng một tuyến duy nhất. Nghĩa là bạn không thể đi thẳng từ quốc gia của bạn sang tất cả các đất nước khác bằng một tuyến đường duy nhất.
Ví dụ: Từ Nam Phi đi thế giới gồm có nhiều tuyến: Nam Phi tới Đông Nam Á, Nam Phi tới Châu Âu, Nam Phi tới Mỹ,… tương tự: Mỹ tới Châu Âu, Mỹ tới Châu Á,…
Giả sử hiện tại có một con tàu đi từ cảng Durban tới Viễn Đông (Far East) phải qua Singapore, Hong Kong, Port Kelang. Ta tạm gọi đây là tàu Indo.
Có một lô hàng từ Durban ở Nam Phi tới cảng Manila ở Philippines. Bởi vì theo lộ trình đặt trước Indo không qua cảng Manila, do đó lô hàng container này cần phải được dỡ ở 1 cảng mà tàu Indo tạm lưu đậu, giả định rằng cảng đó là Singapore. Container này sẽ được dỡ ở cảng Singapore sau đó được xếp lên tàu khác mà tàu này có lộ trình từ Singapore đến Manila. Ta gọi đây là tàu B. Như vậy hàng được chuyển từ tàu Indo sang tàu B.
1. Hàng chuyển tải (via) và hàng trực tiếp (direct) Gửi hàng trực tiếp (Direct ):
- Vận chuyển hàng từ cảng xuất phát đến cảng đích chỉ với 1 con tàu.
- Không phải tàu đi thẳng 1 mạch từ cảng xuất phát đến cảng đích, mà là dù tàu có cập nhiều cảng ở nhiều nước khác nhau nhưng hàng hoá được bốc lên tàu nào thì khi đến cảng dỡ hàng, hàng vẫn nằm trên con tàu đó.
2.Hàng chuyển tải (via) và hàng trực tiếp (direct): Gửi hàng chuyển tải (via) :
- Vận chuyển hàng bằng 1 hoặc nhiều con tàu, khi tàu không thuận đường để chuyển hàng hoá đến nơi giao hàng hoặc không đủ lượng hàng đến cảng đích; khi đó, tàu sẽ ghé tại một cảng trên đường đi sang hàng qua cho 1 con tàu khác để gom hàng tới cảng đích, nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
- Như vậy, hàng được bốc lên tàu ABC thì khi dỡ hàng hàng nằm trên tàu XYZ, có thể hàng được chuyển tải qua nhiều tàu khác nhau trước khi lên tàu XYZ để về cảng đích.
Đối với hàng hoá được vận chuyển từ quốc tế quá Campuchia, thường được vận chuyển via Việt Nam, sau đó vận chuyển từ Việt Nam qua Campuchia bằng đường bộ để tiết kiệm chi phí (mượn đường của Việt Nam để vận chuyển hàng qua Campuchia). Hàng hoá được làm thủ tục quá cảnh tại cảng Việt Nam, sau đó vận chuyển và làm thủ tục chính ngạch tại cửa khẩu Việt Nam, đầu Campuchia có thể gom hàng tiểu ngạch hoặc chính ngạch tuỳ vào nhu cầu khách hàng.
Điều kiện để trở thành cảng trung chuyển (cảng chuyển tải)?
Vị trí địa lý:
• Gần các tuyến đường vận chuyển chính.
• Vị trí trung gian kết nối tàu con và tàu mẹ
• Kết nối hàng hóa nội địa
Cơ sở hạ tầng:
• Phải là cảng nước sâu (>13.5m) để tiếp đón tàu lớn.
• Có bãi đất rộng để lưu container (CY-container yard).
• Phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, cơ sở hạ tầng kỹ thuật như cấp điện, cấp thoát nước, cải thiện hệ thống giao thông kết nối cảng biển,…
Vận hành:
• Chi phí vận hành cảng thấp
• Năng suất cảng cao
• Dịch vụ chuyên nghiệp, đáng tin cậy
Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến khái niệm Hàng chuyển tải (VIA) và hàng trực tiếp (DIRECT). Nếu bạn có thắc mắc nào khác, hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng giải đáp nhé