Nội Dung Chính
Cước hàng không là gì?
Cước vận chuyển hàng không là số tiền mà chủ hàng phải trả cho công ty vận tải hàng không hoặc đại lý để vận chuyển lô hàng từ sân bay điểm đi đến sân bay điểm đích.
Các loại cước gửi hàng máy bay
Có nhiều loại cước, áp dụng cho loại hàng bách hóa, cho loại hàng đặc biệt, hoặc trong những điều kiện nhất định… Những loại cước phổ biến như sau:
- Cước vận chuyển hàng không thông thường (Normal Rate)
- Cước vận chuyển hàng không tối thiểu (Minimum Rate – MR): là mức thấp nhất mà người vận chuyển hàng không chấp nhận khi vận chuyển 1 lô hàng. Đó là chi phí cố định của hãng vận chuyển, nên nếu cước thấp hơn thì không hiệu quả, và họ chẳng muốn nhận làm gì. Thông thường, thì đa số các lô hàng có cước phí cao hơn cước tối thiểu.
- Cước vận chuyển hàng không hàng bách hóa (General Cargo rate – GCR): Cước hàng bách hoá được coi là mức cước cơ bản, tính cho lô hàng không được hưởng bất kỳ khoản ưu đãi hay giảm giá cước nào từ người vận chuyển. GCR dùng làm cơ sở để tính cước cho những mặt hàng không có cước riêng.
- Cước vận chuyển hàng không hàng theo loại (Class Cargo rate): Áp dụng đối với hàng hóa đã được phân loại thành các nhóm nhất định, chẳng hạn như hàng có giá trị (vàng, bạc,… có mức cước = 200% so với cước bách hóa), các loài động vật sống (= 150% so với cước bách hóa), sách, báo, hành lý…(= 50% so với cước bách hóa).
- Cước vận chuyển hàng không hàng gửi nhanh (Priority rate): hàng được ưu tiên chuyển nhanh hơn, nên cước phí thường cao hơn 30-40%, thuộc diện đắt nhất trong các loại cước gửi hàng bằng máy bay.
- Cước vận chuyển hàng không container (Container rate): Sẽ áp dụng mức cước thấp hơn cho các loại hàng được đóng trong container hàng không (khác với loại container đường biển).
Cách tính cước vận chuyển hàng không
Cước phí trong vận tải hàng không được quy định trong các biểu cước thống nhất. Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA (International Air Transport Association) đã có quy định về quy tắc, cách thức tính cước và cho phát hành trong biểu cước hàng không TACT (The Air Cargo Tariff).
Cước phí hàng không được tính theo:
Cước hàng không = Đơn giá cước x Khối lượng tính cước (chargeble weight)
Khối lượng tính cước (chargeble weight) có thể là khối lượng thực tế hoặc khối lượng thể tích quy đổi
Nhìn công thức có thể thấy: để tính số tiền cước cho mỗi lô hàng, bạn cần quan tâm tới 3 đại lượng: Đơn giá, Khối lượng thực tế, Khối lượng thể tích quy đổi
Đơn giá cước (rate)
Đó là số tiền bạn phải trả cho mỗi đơn vị khối lượng tính cước (chẳng hạn 16usd/kg).
Các hãng vận chuyển sẽ công bố bảng giá cước theo từng khoảng khối lượng hàng, và địa điểm sân bay đến.
Ở đây, mức cước có sự thay đổi tùy theo khối lượng hàng, được chia thành các khoảng như sau:
- cước vận chuyển hàng không quốc tế dưới 45kg
- cước vận chuyển hàng không quốc tế từ 45 đến dưới 100kg
- cước vận chuyển hàng không quốc tế từ 100 đến dưới 250kg
- cước vận chuyển hàng không quốc tế từ 250 đến dưới 500kg
- cước vận chuyển hàng không quốc tế từ 500 đến dưới 1000kg…
Cách viết tắt thường thấy là: -45, +45, +100, +250, +500kg …
Ví dụ: từ Hà Nội đến HongKong thì giá cước hàng không vietjet air cho mặt hàng +45 là 1 USD/kg, giá cước hàng không vietjet air cho mặt hàng +100 là 0.9 USD/kg,…
Khối lượng tính cước (Chargable Weight):
Câu hỏi thường thấy là: Khối lượng tính cước, hay Chargeable Weight là gì? Cách tính Chargeable Weight trong hàng không như thế nào?
Chargeable Weight chính là khối lượng thực tế, hoặc khối lượng thể tích, tùy theo số nào lớn hơn.
Nói cách khác, khối lượng tính cước sẽ được tính theo số lượng nào lớn hơn của:
- Khối lượng thực tế của hàng (Actual Weight), chẳng hạn lô hàng nặng 300kg
- Khối lượng thể tích, hay còn gọi là khối lượng kích cỡ (Volume / Volumetric / Dimensional Weight) là loại quy đổi từ thể tích của lô hàng theo một công thức được Hiệp hội vận tải hàng không Quốc tế – IATA quy định. Với các số đo thể tích theo centimet khối, thì công thức là:
Khối lượng thể tích = Thể tích hàng (dài x rộng x cao): 6000
Lý do cần phải sử dụng 2 loại khối lượng trên là vì khả năng chuyển chở của máy bay có hạn, và bị khống chế bởi khối lượng và dung tích sử dụng để chở hàng. Hãng hàng không sẽ tìm cách để tối đa lợi ích thu về, nên sẽ tính cước theo khối lượng thực tế hoặc khối lượng quy đổi, tùy theo loại hàng nặng hay nhẹ. Khối lượng quy đổi từ thể tích là nhắm tới những loại hàng cồng kềnh, có thể tích lớn.
Cước vận chuyển hàng không
Các loại phụ phí:
Ngoài cước vận tải hàng không ra, thông thường, người gửi hàng muốn xuất hàng air thì phải đóng thêm các phụ phí cước hàng không sau:
- Bill fee (Phí chứng từ): khoảng 250000 (đồng) cho 1 set
- Manifest transferring fee to US/ Canada/ Europe/ China/ Japan ( AMS / ACI / ENS / AFR …): Phí truyền dữ liệu hải quan hàng đi Mỹ, Canada, Châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản. Khoảng 575.000 (đồng) cho 1 bill
- Screening & labour fee (Phí soi hàng và lao vụ): được tính khoảng 1.350 (đồng) cho mỗi kg. Lưu ý: Tối thiểu 160.000 Vnd/ Lô. Làm hàng ngoài giờ sẽ thu theo mức phí lao vụ của sân bay quy định
- Overtime charge (Phí làm ngoài giờ): khoảng 350.000 cho mỗi lô (Sau 17:30 hàng ngày & 12:00 ngày thứ 7)
- Agent fee (Phí đại lý): Khoảng 530.000 (đồng) cho mỗi lô
Các giấy tờ khi làm thủ tục hàng xuất Air
- Contract (Hợp đồng)
- Invoice (hóa đơn thương mại)
- Packing list (bản kê chi tiết hàng hóa)
- C/O (giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa)
Với mặt hàng được vận chuyển chính ngạch thì các loại giấy tờ trên gần như là bắt buộc nếu muốn khai quan hàng hóa. Với 1 số mặt hàng nhạy cảm, chủ hàng thậm chí còn phải gửi 1 mẫu nhỏ cho Bộ y tế để kiểm định chất lượng. Điều đó đã làm cho thời gian vận chuyển hàng hóa kéo dài, có thể lên tới 1 tháng cho toàn bộ quy trình. Hiểu rõ khó khăn đó, Indochinapost nhận tư vấn vận chuyển hàng không bao thuế – vận chuyển hàng hóa đường hàng không mà không cẩn đủ toàn bộ giấy tờ một cách nhanh chóng, thuận tiện và chuyên nghiệp nhất.
Hiện nay Indochinapost nhận tư vấn vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam tới 9 nước sau: Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hàn, Nhật, Úc, Nga, Mỹ
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Anh.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Pháp.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Đức.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Tây Bây Nha.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Hàn.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Nhật.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Úc (Austraulia).
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Nga.
- Vận chuyển hàng không bao thuế từ Việt Nam sang Mỹ.