Nội Dung Chính
Việc vận chuyển hàng hóa giữa các nước đang ngày một phát triển và đa dạng hơn khi các sự hợp tác, giao thương giữa các quốc gia trên thế giới. Rất nhiều hiệp định được đưa ra nhằm duy trì mối quan hệ hợp tác lâu dài cũng như đem lại hiệu quả kinh tế cao. Một trong những hiệp định nổi tiếng đó chính là ATIGA. Vậy ATIGA là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng indochinapost thông qua bài viết dưới đây nhé!!!
ATIGA là gì? Khái niệm cơ bản không thể bỏ qua
ATIGA là viết tắt của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ASEAN Trade in Goods Agreement) được ra đời với mục đích điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối ASEAN và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan.
Nguyên tắc xây dựng cam kết trong ATIGA là các nước ASEAN phải dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các thỏa thuận FTA mà ASEAN là một bên của thỏa thuận.
Lịch sử hình thành của Hiệp Định ATIGA là gì
Hiệp định ATIGA được ký vào tháng 2/2009 và có hiệu lực từ ngày 17/5/2010, có tiền thân là Hiệp định Ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT/AFTA) ký năm 1992.
ATIGA là hiệp định toàn diện đầu tiên của ASEAN điều chỉnh toàn bộ thương mại hàng hóa trong nội khối và được xây dựng trên cơ sở tổng hợp các cam kết cắt giảm/loại bỏ thuế quan đã được thống nhất trong CEPT/AFTA cùng các hiệp định, nghị định thư có liên quan. Việt Nam tham gia ASEAN từ năm 1995 và bắt đầu thực hiện CEPT/AFTA từ năm 1996 và sau này tiếp tục thực hiện ATIGA
Các đặc điểm chính trong nội dung của ATIGA là gì?
Trong ATIGA, các nước ASEAN dành cho nhau mức ưu đãi tương đương hoặc thuận lợi hơn mức ưu đãi dành cho các nước đối tác trong các Thỏa thuận thương mại tự do (FTA) mà ASEAN ký (các FTA ASEAN+)
Ngoài các cam kết về thuế quan, ATIGA cũng bao gồm nhiều cam kết khác như: xóa bỏ các hàng rào phi thuế quan, quy tắc xuất xứ, thuận lợi hóa thương mại, hải quan, các tiêu chuẩn và sự phù hợp, các biện pháp vệ sinh dịch tễ.
Biểu cam kết cắt giảm thuế quan trong ATIGA của mỗi nước (Phụ lục 2 của Hiệp định) bao gồm toàn bộ các sản phẩm trong Danh mục hài hóa thuế quan của ASEAN (AHTN) và lộ trình cắt giảm cụ thể cho từng sản phẩm trong từng năm. Do đó, so với CEPT, cam kết thuế quan trong ATIGA rất rõ ràng và dễ tra cứu.
ATIGA là gì: Một số thông tin cần thiết
Nhằm tiến tới tự do hóa hoàn toàn về thuế quan, ASEAN đã thống nhất xóa bỏ toàn bộ thuế quan, đối với ASEAN 6 (gồm Brunei, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan) vào năm 2010 và với các nước CLMV (Campuchia, Lào, Myanmar, Việt Nam) vào năm 2015 với một số linh hoạt đến 2018 (khoảng 7% tổng số dòng thuế).
Theo lộ trình cắt giảm thuế quan của Hiệp định Hàng hóa ASEAN (ATIGA), Việt Nam đã cắt giảm 6.859 dòng thuế (chiếm 72% tổng Biểu thuế xuất nhập khẩu) xuống thuế suất 0% đến cuối năm 2014. Dự kiến, từ tháng 1 năm 2015 sẽ có trên 1.700 dòng thuế được cắt giảm xuống 0%, và 687 dòng thuế thuộc những mặt hàng nhạy cảm sẽ xuống 0% vào năm 2018 (theo cổng thông tin điện tử Bộ Tài chính). Các nhóm hàng cắt giảm thuế thuộc các ngành nông nghiệp, gia dụng, nông sản, thực phẩm chế biến, dệt may da giày, thủ công mỹ nghệ, điện – điện tử. Đậy là những ngành chủ lực của nền kinh tế Việt Nam.
Việc cắt giảm sâu thuế quan của Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018 sẽ tác động mạnh và tạo ra nhiều thuận lợi cũng như thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong nước. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cần có sự chuẩn bị chu đáo về mặt thông tin và xây dựng chiến lược kinh doanh nhằm tận dụng tối ưu những thuận lợi và ứng biến với những thách thức, cạnh tranh với các doanh nghiệp từ các quốc gia thuộc khối ASEAN.
Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến khái niệm hiệp định ATIGA là gì? Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào khác, hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng giải đáp nhé!!!