Nội Dung Chính
Vận tải đường biển, đường sông ở nước ta đang rất phát triển nhờ những ưu điểm nổi bật của loại hình này là: chi phí thấp, thời gian vận chuyển khá ổn định, chất lượng dịch vụ tốt. Chính vì thế mà hiện nay rất nhiều loại hàng hóa đã chuyển sang sử dụng hình thức vận chuyển này. Một câu hỏi thường được mọi khách hàng đặt ra đó là nước ta có tuyến đường vận chuyển đường sông nào? Hãy để Indochinapost trả lời giúp bạn nhé!
Quy mô vùng biển, sông ngòi ở Việt Nam có thích hợp để phát triển thành tuyến đường vận chuyển hay không?
Việt Nam có 2360 con sông, kênh vừa và lớn với tổng chiều dài gần 42.000 km, nhưng hiện nay mới được quản lý và khai thác được 8.000 km đường sông tức là mới khai thác được 1/6 được chiều dài của sông ngòi.
Mật độ sông và kênh ngòi trung bình ở Việt Nam là 0,6km/km2, ngoài ra dọc bờ biển cứ khoảng 23 km lại có một cửa sông lớn đổ ra biển. các sông lớn thường bắt nguồn từ nước ngoài chảy vào, chỉ có phần trung du và hạ lưu là thuộc địa phận nước ta.
Ngoài ra Việt Nam còn có 3.200 km đường biển, 126 cảng sông, 2.300 bến khách, 4.800 bến bốc xếp, nhưng dịch vụ vận tải đường sông lại chưa được tận dụng hết khả năng.
Việt Nam đã được Tổ chức Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) xếp vào top 10 nước có mạng lưới giao thông – vận tải thủy dày đặc nhất thế giới.
Chính những yếu tố tự nhiên này là điều kiện vô cùng thuận lợi để nước ta phát triển hệ thống giao thông đường thủy, bởi hình thức vận chuyển này không đòi hỏi quá nhiều sự đầu tư của Nhà nước, không cần phải nâng cấp hay bảo trì hệ thống tuyến đường mà chỉ cần đầu tư hệ thống bến, cảng và có những quy định chặt chẽ để bảo vệ môi trường nước.
Việt Nam có tuyến đường vận chuyển đường sông nào?
Hiện nay nước ta 45 tuyến giao thông đường thủy chính, trong đó Khu vực phía Bắc có 17 tuyến, Khu vực miền Trung phía có 10 tuyến, Khu vực phía Nam có 18 tuyến.
45 tuyến giao thông đường thủy này là những tuyến đường chính đã và đang nhận được sự đầu tư của Nhà nước, hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu vận chuyển của hành khách, hàng hóa của các đơn vị, doanh nghiệp vận chuyển.
Đặc biệt, vận tải đường thủy ở nước ta thường được sử dụng nhiều trong những lô hàng đến từ các nước trong khu vực Đông Nam Á, đi qua biển Đông. Vì thế mà phát triển hệ thống vận tải đường sông, đường biển cũng chính là phát triển an ninh quốc phòng.
Các tuyến đường vận tải đường thủy đều đã được trang bị hệ thống bến, cảng phù hợp với từng khu vực địa hình, mật độ dân số. Tuy nhiên, hiện nay vận tải đường sông vận chưa được phát triển nhiều so với các loại hình vận chuyển khác mặc dù chi phí thấp hơn. Nguyên nhân ở đây là do vận chuyển đường sông còn phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết, vận tốc di chuyển khá lâu, sau khi cập bến vẫn cần đến các phương tiện vận chuyển khác.
Hi vọng những thông tin Indochinapost vừa cung cấp đã giúp bạn hiểu hơn về dịch vụ vận chuyển đường sông. Để biết cụ thể về lộ trình của từng tuyến vận chuyển bạn có thể liên hệ trực tiếp với Indochinapost để được tư vấn trực tiếp và hoàn toàn miễn phí.
Hiện nay, Indochinapost Logistics đang triển khai các dịch vụ vận chuyển và nhận ship hàng đến khắp các tỉnh thành trên cả nước. Các dịch vụ bao gồm chuyển phát nhanh, chuyển phát hỏa tốc, chuyển phát kết hợp,vận chuyển nguyên xe, vận tải đường biển…. với thời gian giao hàng nhanh chóng và cước phí phù hợp.