Nội Dung Chính
Nền kinh tế toàn cầu đã mở ra cơ hội to lớn chưa từng thấy để doanh nghiệp tiếp cận tới các thị trường khắp nơi trên thế giới. Hàng hóa được bán ra ở nhiều nước hơn, với số lượng ngày càng lớn và chủng loại đa dạng hơn. Khi khối lượng và tính phức tạp của buôn bán quốc tế tăng lên, và nếu hợp đồng mua bán hàng hóa không được soạn thảo một cách kỹ lưỡng thì khả năng dẫn đến sự hiểu nhầm và tranh chấp tốn kém cũng tăng lên. Để hỗ trợ cho các doanh nghiệp, công ty chúng tôi phân tích một hợp đồng mẫu xuất nhập khẩu của lô hàng rời lưu huỳnh rắn từ Nhật Bản về Việt Nam.
PHÂN TÍCH HỢP ĐỒNG
- Các bên tham gia
Hợp đồng được thỏa thuận giữa hai bên:
1.1 Bên mua
VIETNAM IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY
– Tên: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Việt Nam
– Địa chỉ: thành phố Hải Phòng, Việt Nam
– Người đại diện ký kết hợp đồng: Nguyễn Thị T – Tổng giám đốc
– Trong hợp đồng còn gọi là Người mua ( Buyer)
1.2 Bên bán
JAPAN CORPORATION
– Tên: Tập đoàn Japan
– Địa chỉ: thành phố Tokyo, Nhật Bản
– Người đại diện ký kết hợp đồng: H.Ito – Tổng giám đốc
Trong hợp đồng còn gọi là người bán ( Seller) hay Japan
– Nhận xét:
- Theo Điều 6 và Điều 16 Luật Thương Mại 2005 và Nghị đinh 187/2013 NĐ-CP về quyền kinh doanh xuất nhập khẩu thì cả hai chủ thể trong hợp đồng đều là chủ thể hợp pháp và có quyền kinh doanh xuất nhập khẩu tại Việt Nam. Đây là dạng hợp đồng 1 văn bản, do bên Japan soạn thảo, là dạng hợp đồng ngắn hạn và là hợp đồng xuất khẩu. Đây là hình thức mua bán hàng hóa quốc tế giữa các chủ thể có đầy đủ tư cách pháp lí có trụ sở tại hai quốc gia khác nhau là Việt Nam (Bên mua) và Nhật Bản (Bên bán).
- Với hợp đồng trên, người kí kết hợp đồng của 2 bên đều có chức vụ là Tổng giám đốc.
- Người kí kết hợp đồng phải là người có quyền đại diện pháp lý cho công ty. Người đại diện theo pháp luật là người mà công ty, doanh nghiệp đăng ký với vị trí là “Người đại diện theo pháp luật” – thể hiện trong Giấy đăng ký kinh doanh (thường là Giám đốc/ Tổng Giám đốc/ Chủ tịch Hội đồng quản trị…) được pháp luật hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép, để đại diện cho một cá nhân hay tổ chức nào đó thực hiện các giao dịch hay hành vi dân sự, hành chính …vì lợi ích của doanh nghiệp. Vậy, người kí kết trong hợp đồng là phù hợp.
- Trong bản hợp đồng, không có thông tin về số điện thoại, fax và email của 2 bên. Nguyên nhân có thể là do hai bên công ty đã có quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu lâu dài nên 2 bên đã có toàn bộ thông tin rõ ràng về nhau, hợp đồng chỉ mang tính chất pháp lý, để ngắn gọn đã lược bớt các thông tin trên.
- Điều khoản
– Hợp đồng số: KX220300
– Ngày kí kết hợp đồng: 02/02/2016
2.2 Điều khoản thương phẩm
– Tên hàng
- Tên hàng: Lưu huỳnh rắn (SOLD SULPHUR)
- Kèm: quy cách chính ( GRANULAR,PRILLED,GRANULES)
– Giá cả
- Đồng tiền tính giá: USD
- Giá cố định: 114.00/MT
- Tổng đơn giá: 1,539,000.00 +_5%
– Nhận xét
- Đối tượng là Lưu huỳnh rắn, dùng để sản xuất axit sunfuric H2SO4, được sử dụng trong acquy, bột giặt , lưu hóa cao su, thuốc diệt nấm ….
- Hợp pháp. Hàng hóa được phép xuất khẩu, không thuộc danh mục hàng cấm theo nghị định 187-2013/NĐ-CP.
- Để chính xác và rõ ràng, tên hàng đã được diễn đạt kèm theo quy cách chính của hàng đó.
2.3 Điều khoản số lượng
- Đơn vị tính số lượng: MT
- Số lượng: 13,500.000
- Dung sai: 5% (Giá dung sai tính theo giá hợp đồng)
- Điều khoản kèm theo: khối lượng sẽ được quyết định trên tàu tại cảng xếp hàng trong báo cáo của công ty kiểm định.
– Nhận xét
Hợp đồng quy định khối lượng theo hệ đo lường mét hệ với phương pháp quy định cụ thể. Khối lượng được xác định ở đây là khối lượng tịnh thuần túy ( net net weight ) do đối tượng là hàng dạng thô, khô ( bulk cargo) không đóng thùng hay bao kiện.
2.4 Điều khoản nguồn gốc – phẩm chất
– Nguồn gốc: Đài Loan
– Phẩm chất
Dựa vào đặc điểm kĩ thuật của nhà cung cấp
- Độ tinh khiết ( PURITY): tối thiểu 99.80%
- Độ tro (ASH CONTENT): tối đa 0.02%
- Dư lượng cacbon(CARBON RESIDUE): tối đa 0.02%
- Độ ẩm (MOISTURE) : tối đa 0.50%
- Không chứa thạch tín, seleninum và tellurium.
- Điều khoản kèm theo:
Chất lượng sẽ được đánh giá tại cảng xếp hàng trong báo cáo của công ty kiểm định.
Nếu độ ẩm vượt quá 0.50% sẽ được khấu trừ tương ứng vào phần số lượng trong hóa đơn thanh toán.
– Nhận xét:
- Nguồn gốc rõ ràng, có quy định nguồn gốc xuất xứ.
- Phương pháp quy định phẩm chất ở đây dựa vào hàm lượng của sản phẩm. Đối tượng có phẩm chất tốt, đạt yêu cầu kĩ thuật.
- Đối tượng không do bên bán sản xuất, phẩm chất của sản phẩm không được quy định bởi bên bán mà dựa hoàn toàn vào thông tin từ nhà cung cấp.
- Kiểm tra phẩm chất tại địa điểm giao nhận hàng, phù hợp với các điều kiện thương mại quốc tế, thường được áp dụng trong mua bán ngoại thương.
- Người kiểm tra phẩm chất là công ty giám định do Japan thuê mua dịch vụ.
- Người bán chịu trách nhiệm về mặt tài chính cho tổn thất về chất lượng sản phẩm cho đến khi kiểm định xong tại cảng xếp hàng.
2.5 Điều khoản vận tải:
- Thời gian vận chuyển: vận chuyển bằng đường biển đến cảng đích vào khoảng cuối tháng hai đầu tháng 3 năm 2016( không chắc chắn). Muộn nhất là vào ngày 05/03/2016
- Điều khoản vận tải: CFR FO, Hai Phong, Incoterm 2010
- Cảng đi: MAILIAO, TAIWAN
- Cảng đến: HẢI PHÒNG, VIỆT NAM
– Phân tích:
- Hai bên đã thỏa thuận theo điều kiện CFR FO, Hai Phong, Incoterm 2010. Theo đó:
- Bên bán có nghĩa vụ:
Kí kết hợp đồng chuyên chở đường biển và trả cước để chuyển hàng đến cảng đích
Lấy giấy phép xuất khẩu, nộp thuế và lệ phí xuất khẩu
Giao hàng lên tàu bằng cách đặt hàng lên tàu hoặc mua hàng đã giao như vậy.
Cung cấp cho bên mua hoá đơn và vận đơn đường biển hoàn hảo
Trả tiền chi phí bốc hàng lên tàu.
- Bên mua có nghĩa vụ:
Nhận hàng khi hoá đơn và vận đơn được giao cho mình.
Chịu trách nhiệm và chi phí về bốc dỡ hàng tại cảng đến.
Chịu mọi rủi ro và tổn thất về hàng kể từ khi hàng qua hẳn lan can tàu ở cảng bốc.
Nói cách khác :
Về chi phí: Bên bán chịu toàn bộ chi phí giấy tờ cũng như hợp đồng vận tải cho đến khi hàng được giao. Bên mua chịu chi phí dỡ hàng và các chi phí khác liên quan đến hàng hóa mà không nằm trong hợp đồng vận tải tính từ khi hàng đã giao.
Về rủi ro: Bên bán chịu rủi ro về hàng hóa tính đến thời điểm hàng được giao. Bên mua chịu rủi ro về hàng hóa tính từ thời điểm hàng được giao cho đến khi nhận hàng.
2.6 Điều khoản thanh toán
- Phương thức thanh toán: bằng thư tín dụng không hủy ngang
- Ngân hàng mở tín dụng: không yêu cầu cụ thể nhưng phải là ngân hàng uy tín mà bên bán có thể chấp nhận giao dịch
- Thời hạn thanh toán: 180 ngày sau khi nhận vận đơn B/L
- Thời gian mở: trước ngày 05/02/2016
- Bên mua chịu chi phí mở LC và phí phát sinh.
– Quy trình thanh toán L/C thông thường gồm các bước sau:
- Hai bên ký kết hợp đồng thương mại.
- Bên mua làm thủ tục yêu cầu ngân hàng mở L/C mở L/C cho người thụ hưởng là bên bán.
- Ngân hàng mở L/C mở L/C theo đúng yêu cầu của người mua và chuyển L/C sang ngân hàng thông báo để báo cho người bán biết về việc thư tín dụng đã được mở.
- Ngân hàng thông báo L/C thông báo và chuyển bản gốc L/C cho người bán.
- Người bán xem xét L/C so với hợp đồng để đề nghị sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh hoặc chấp nhận giao hàng.
- Người bán lập bộ chứng từ thanh toán sau khi giao hàng và gửi đến ngân hàng thông báo để được thanh toán.
- Ngân hàng thông báo chuyển bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng mở L/C tiến hành kiểm tra bộ chứng từ. Nếu chứng từ phù hợp với L/C thì tiến hành thanh toán cho ngân hàng thông báo. Nếu chứng từ không phù hợp với L/C thì từ chối thanh toán và trả lại bộ chứng từ.
- Ngân hàng thông báo L/C ghi có và báo có cho người bán. N
- Ngân hàng mở L/C trích tài khoản và báo nợ cho người mua.
- Người mua xem xét chấp nhận trả tiền cho ngân hàng mở L/C.
- Ngân hàng mở L/C trao bộ chứng từ cho người mua để nhận hàng.
– Lưu ý khi mở LC:
- Khi mở L/C, người mua phải ký quỹ một số tiền tại ngân hàng (có thể lên đến 100% giá trị L/C).
- L/C không phải là phương thức thanh toán an toàn tuyệt đối vì ngân hàng chỉ làm việc trên chứng từ chứ không xét đến chất lượng hàng hoá. Bộ chứng từ đề nghị thanh toán L/C do các bên thoả thuận. Người bán phải cung cấp đầy đủ các chứng từ và phải phù hợp với L/C thì mới được thanh toán.
- Trong quá trình kiểm tra bộ chứng từ, nếu phát hiện sai sót, ngân hàng mở L/C sẽ từ chối thanh toán.
- Trường hợp này có thể được giải quyết như sau:
Người bán cam kết miệng với ngân hàng để được thanh toán. Cách này chỉ có thể thực hiện nếu có sự tín nhiệm giữa ngân hàng và người bán.
Người bán viết thư cam kết bồi thường.
Người bán điện cho ngân hàng phát hành để xin phép thanh toán.
Người bán chuyển sang phương thức nhờ thu.
– Nhận xét:
- Phương thức thanh toán L/C có ưu điểm là an toàn vì đảm bảo quyền lợi của tất cả các bên tham gia (kể cả Ngân hàng). Bên xuất sẽ được ngân hàng B thực hiện thanh toán đúng như quy định trong thư tín dụng bất kể việc bên nhập khẩu có muốn trả tiền hay không. Hơn nữa bên xuất khẩu có thể đề nghị chiết khấu L/C để có trước tiền sử dụng cho việc chuẩn bị thực hiện hợp đồng. Bên nhập phải trả tiền chỉ khi hàng hóa thực sự được giao. Người nhập khẩu có thể yên tâm là người xuất khẩu sẽ phải làm tất cả những gì theo quy định trong L/C để đảm bảo việc người xuất khẩu sẽ được thanh toán tiền. Ngân hàng được thu phí dịch vụ (phí mở L/C, phí chuyển tiền, phí thanh toán hộ và mở rộng quan hệ thương mại quốc tế)
- Nhược điểm lớn nhất của hình thức thanh toán này là quy trình thanh toán rất tỉ mỉ, máy móc, các bên tiến hành đều rất thận trọng trong khâu lập và kiểm tra chứng từ. Chỉ cần có một sai sót nhỏ trong việc lập và kiểm tra chứng từ cũng là nguyên nhân để từ chối thanh toán. Đối với Ngân hàng phát hành là sai sót trong việc kiểm tra chứng từ cũng dẫn đến hậu quả rất lớn.
2.7 Những điều khoản chung
– Người mua phải tuân theo yêu cầu về LC của bên bán.
– Người mua có trách nhiệm chuẩn bị phương tiện vận chuyển.
– Các điều khoản và điều kiện khác theo tiêu chuẩn Japan trong tờ bán hàng xác nhận.
Kết luận
Hợp đồng có giá trị pháp lí đầy đủ vì đã được đóng dấu giáp lai của Bên mua (công ty của Việt Nam) và chữ kí của cả 2 bên. Tuy nhiên hợp đồng còn nhiều điều khoản chưa quy định cụ thể, cần phải bổ sung. Nguyên nhân có thể là do hai bên công ty đã có quan hệ kinh doanh xuất nhập khẩu lâu dài nên hợp đồng chủ yếu mang tính pháp lý.
- PHÂN TÍCH CÁC LOẠI CHỨNG TỪ HÀNG HÓA
1.GIẤY CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG
– Tên chứng nhận: Chứng nhận về chất lượng do đơn vị giám định đôc lập
– Đơn vị giám định: SGS Far East Ltd.Taiwan
– Địa chỉ: 1F số 38 đường 7 Wuchuan, Khu công nghiệp Taiwan mới
– Điện thoại: (886-2)-2291-1111
– Fax : (886-2)-2291-1111
– E-mail: sgs.taiwan@sgs.com
– Mã C/Q: 201600011-111
– Khách hàng: Tập đoàn JAPAN
– Nơi tiến hành kiểm tra: cảng bốc- cảng Maliao
– Ngày cấp: 24/2/2016
– Kết quả phân tích : đều phù hợp, cụ thể :
– Độ tinh khiết: >99.9 (WT PCT)
– Hàm lượng tro: 0.0000 (WT PCT)
– Dư lượng các bon: 0.0000 (WT PCT)
– Độ ẩm: 0.24 (WT PCT)
– Khồn chứ các chất như arsenic,selenium,tellurium
Nhận xét:
– Kết quả kiểm tra đáp ứng những quy cách phẩm chất đã quy định trong hợp đồng, hóa đơn thương mại, đủ tiêu chuẩn xuất khẩu
– Đơn vị tiến hành kiểm tra: SGS Far East Ltd.Taiwan sẽ chịu trách nhiệm về độ chính xác của kết quả này
– Có chữ kí của đại diện bên bán kiểm định SGS Far East Ltd.Taiwan
GIẤY CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG
Các mục thông tin sau trùng khớp với hóa đơn thương mại và phiếu đóng gói
dung:
– Tên chứng nhận: Chứng nhận về chất lượng do đơn vị giám định đôc lập
– Đơn vị giám định: SGS Far East Ltd.Taiwan
– Địa chỉ: 1F số 38 đường 7 Wuchuan, Khu công nghiệp Taiwan mới
– Điện thoại: (886-2)-2291-1111
– Fax : (886-2)-2291-1111
– E-mail: sgs.taiwan@sgs.com
– Mã C/Q: 2016000111-111
– Khách hàng: Tập đoàn JAPAN
– Ngày cấp: 24/2/2016
– Kết quả kiểm tra:
– Khối lượng: 13,506.59 MT
2.3 Nhận xét
Chất hàng, thông tin vận tải trùng khớp với hóa đơn thương mại
Kiểm tra trước khi chất hàng thấy đầy đủ số lượng và trọng lượng phù hợp với nội dung đối chiếu trong phiếu đóng gói và hợp đồng
Đơn vị tiến hành kiểm tra: SGS Far East Ltd.Taiwan sẽ chịu trách nhiệm về độ chính xác của kết quả này
Có chữ kí của đại diện bên bán kiểm định SGS Far East Ltd.Taiwan
3. GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ – Certificate of Origin
Nội dung
– Đây là chứng nhận gốc: original
– Tiêu đề: giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin)
– Người cấp: Tập đoàn Japan
– Nơi cấp: Tokio – Nhật Bản
– Ngày cấp: 24/2/2016
– Hàng hóa: lưu huỳnh rắn
– Khối lượng: 13,506.59 MTS
– Tàu vận chuyển: HALUS
– Xuất xứ: Đài Loan
3.3 Nhận xét
– Trên giấy chứng nhận không ghi kiểu loại form. Kiểu form sẽ thể hiện răngf hàng hóa này có được hưởng ưu đãi hay không
– Đây là loại C/O giáp lưng ( back to back C/O) tức là loại C/O được cấp từ nước không phải nước xuất xứ
– Xác nhận xuất xứ có chữ ký, con dấu: Japan
– Các mục khác có nội dung phù hợp khi đối chiếu với hóa đơn thương mại và hợp đồng
– Chứng nhận xuất xứ đặc biệt quan trọng trong phân loại hàng hóa theo quy định hải quan của nước nhập khẩu và vì vậy sẽ quyết định thuế suất thuế nhập khẩu hàng hóa, C/O cũng quan trọng cho áp dụng hạn ngạch nhập khẩu và thống kê.
4. PHIẾU ĐÓNG GÓI – Packing list
4.1 Tổng quan
– Phiếu đóng gói (packing list) là một chứng từ hàng hóa liệt kê những mặt hàng, loại hàng được đóng gói trong một kiện hàng nhất định, do chủ hàng (người gửi hàng) lập ra.
– Có hai loại phiếu đóng gói: Phiếu đóng gói chi tiết liệt kê tỉ mỉ hàng hóa trong kiện hàng, có tiêu đề là phiếu đóng gói chi tiết. Phiếu đóng gói trung lập không ghi tên người bán và người mua nhằm để người mua sử dụng phiếu này bán lại hàng hóa cho người thứ ba.
– Phiếu đóng gói thường được lập thành 3 bản:
– Một bản để trong kiện hàng để cho người nhận hàng có thể kiểm tra hàng trong kiện khi cần, nó là chứng từ để đối chiếu hàng hóa thực tế với hàng hóa do người bán gởi.
– Một bản kèm theo hóa đơn thương mại và các chứng từ khác lập thành bộ chứng từ xuất trình cho ngân hàng làm cơ sở thanh toán tiền hàng.
– Một bản còn lại lập hồ sơ lưu.
– Nội dung của phiếu đóng gói bao gồm các chi tiết sau:
Tên người bán và người mua, tên hàng, số hiệu hợp đồng, số L/C, tên tàu, ngày bốc hàng, cảng bốc, cảng dỡ, số thứ tự của kiện hàng, trọng lượng hàng hóa đó, thể tích của kiện hàng, số lượng container và số container,…
4.2 Phân tích
– Ở đây, Packing list này là một phiếu đóng gói chi tiết (Detailed Packing list) vì đã liệt kê cụ thể từng mã hàng hóa, quy cách, đóng gói, trọng lượng,… Các nội dung sau đây hoàn toàn phù hợp với nội dung trong Hóa đơn thương mại:
- Số hóa đơn thương mại
- Tên hàng
- Người bán
- Người mua
- Cảng bốc hàng
- Ngày tàu đi
- Đóng gói
- Số thư tín dụng
- Cảng dỡ hàng
- Phương thức thanh toán
- Phương thức đóng gói: – Là hàng chở xô( bulk cargoes): là hàng chở theo khối lượng lớn, đồng nhất, trần bì, không có bao kiện đóng thùng đóng gì cả và được chứa trực tiếp, chứa bằng chính khoang hàng của tàu. Lưu huỳnh rắn thuộc nhóm hàng chất rắn chở xô trên các con tàu chuyên dụng.
Đây là cách phân loại hàng hóa theo phương pháp vận tải, nhằm để tổ chức đúng các quy trình vận tải và chuyển tải hàng , là phương pháp phổ biến nhất trong VTB ngày nay
- Các phương thức khác quy định tại hợp đồng KX220300
– Nội dung cụ thể của Bản kê chi tiết phiếu đóng gói bao gồm các mục
- Tên, số lượng, trọng lượng, thể tích hàng hóa
- Trọng lượng cả bì (Gross weight) vàtrọng lượng tịnh (Net weight), tổng khối lượng phù hợp vơi điều khoản hợp đồng
- Đối chiếu với Vận đơn (Bản phụ lục đính kèm vận đơn) thấy hoàn toàn p hù hợp.
- Đối chiếu với hóa đơn thương mại, số lượng thực hàng giao phù hợp
5. HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI – Commercial Invoice
5.1 Tổng quan
– Hóa đơn thương mại là chứng từ hàng hóa do người bán (nhà xuất khẩu) lập ra trao cho người mua (nhà nhập khẩu) để chứng minh thật sự việc cung cấp hàng hóa hay dịch vụ sau khi hoàn thành việc giao hàng và để đòi tiền người mua.
– Hóa đơn thương mại quốc tế là một chứng từ được cung cấp bởi nhà xuất khẩu cho nhà nhập khẩu và được sử dụng như một tờ khai hải quan nhằm xác định giá trị hải quan của hàng hóa để tính thuế nhập khẩu và là một văn bản không thể thiếu trong bộ chứng từ giao hàng. Trên hóa đơn thương mại quốc tế thường có: số và ngày lập hóa đơn; tên và địa chỉ người xuất khẩu; tên và địa chỉ người mua và người thanh toán (nếu không là một); phương tiện vận tải; các điều kiện giao hàng (theo địa điểm) và các điều kiện thanh toán; danh mục các mặt hàng với số lượng, đơn giá, trị giá theo từng đơn đặt hàng (nếu có) cũng như tổng số tiền phải thanh toán (phần tổng số tiền có thể phải kèm theo phần ghi trị giá bằng chữ). Các hóa đơn thương mại quốc tế được lập với loại hình tiền tệ là đồng tiền được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán với các điều kiện giao hàng và thanh toán phù hợp với các quy định trong hợp đồng mua bán.
5.2 Phân tích
– Tiêu đề: COMMERCIAL INVOICE
– Số: 5FHX0246 , ngày 24/02/2016
– Bên Người mua
- Tên công ty: Công ty CPXNK Việt Nam
- Địa chỉ liên hệ: thành phố Hải Phòng, Việt Nam
– Hàng được giao theo lệnh của Vietinbank , chi nhánh Hải Phòng
– Điều kiện giao hàng: CFR Hải Phòng (INCOTERMS 2010)
– Tên tàu: HALUS
– Tên hàng: Lưu huỳnh rắn
– Cảng bốc hàng: Maliao
– Cảng trả hàng: Hải Phòng
– Nhà sản xuất: JAPAN
– Đóng gói: in bulk
– Ngày tàu đi: 24/2/2016
– Phương thức thanh toán: L/C số: 1601011611111 ngày 5/2/2016
– Xuất xứ: Đài Loan
– Các điều khoản khác giống như trong hợp đồng KX220300
– Các nội dung trên đều đã trùng khớp với nội dung của hợp đồng và vận
đơn và hợp đồng như hàng hóa, quy định phẩm chất của hàng hóa, giá, nguồn gốc, số lượng , giá trị ,,…
– Hóa đơn ghi rõ điều kiện giao hàng để có thể đối chiếu với thư tín dụng
– Vì hóa đơn thương mại là giấy tờ quan trọng bậc nhất trong phương thức thanh toán thư tín dụng, nên bên nhập khẩu đã yêu cầu 3 bản chính đã ký của hóa đơn và 2 bản copy. Cho các mục đích như nộp tại ngân hàng, lưu trữ tại bộ phận kế toán
– Đối chiếu với UCP 600: (Hóa đơn thương mại cũng là một chứng từ thanh
toán)
– Hóa đơn này do người xuất khẩu (Người bán) phát hành.
– Theo UCP 600, hóa đơn thương mại không cần phải kí, tuy nhiên thực tế ở đây người xuất khẩu vẫn xuất trình hóa đơn thương mại đã kí. Nguyên nhân là do người nhập khẩu còn cần cho mục đích khác như: xuất trình cho cơ quan hải quan để thông quan hàng hóa hoặc vì mục đích lưu trữ chứng từ của bộ phân kế toán. ở đây trong hợp đồng tại điều khoản số 5 – Thanh toán đã quy định rõ: “Hóa đơn thương mại phải được kí”.
– Hóa đơn đã thể hiện đơn giá, khối lượng hàng và giá trị hàng thực giao trùng khớp với hợp đồng
– Đồng tiền ghi trong Hóa đơn thương mại và đơn vị trọng lượng trùng khớp với hợp đồng
– Hóa đơn áp dụng incoterm 2010
III. CHỨNG TỪ VẬN TẢI
- Tổng quan
– Vận đơn, thường được viết tắt là B/L (Bill of Lading), là chứng từ chuyên chở hàng hóa bằng tàu biển do người vận tải hoặc đại diện của người vận tải cấp cho người gửi hàng xác nhận quan hệ pháp lí của người vận tải và người chủ hàng. Một vận đơn đường biển (Marine Bill of Lading) mang 3 chức năng cơ bản sau:
- Thứ nhất, một biên lai của người chuyên chở giao cho người xếp hàng, chứng tỏ số lượng, chủng loại, tình trạng hàng mà người chuyên chở nhận lên tàu, người chuyên chở có trách nhiệm giao hàng đến cảng đích và giao hàng cho người có vận đơn gốc.
- Thứ hai, một bằng chứng về những điều khoản của một hợp đồng vận tải đường biển.
- Thứ ba, vận đơn gốc là một chứng từ sở hữu hàng hóa, quy định hàng hóa sẽ giao cho ai ở cảng đích, do đó cho phép mua bán hàng hóa bằng cách chuyển nhượng B/L. Chính vì chức năng đặc biệt này mà việc thay thế B/L bằng thủ tục EDI là việc rất khó khăn hiện nay.
Thông qua nội dung của vận đơn đường biển trong bộ chứng từ nghiên cứu, ta có thể thấy được những nội dung chính được ghi ở Vận đơn đường biển trong hợp đồng
- Nội dung
2.1 Thông tin các bên liên quan
– Tiêu đề: ” Biil of Lading”
– Mã hiệu vận đơn (B/L No.): HL01
– Tên người vận tải: LUCKYSTAR SHIPPING (HK) COMPANY LIMITED
– Người gửi hàng: FORMOSA PETROCHEMICAL CORPORATION
– Người nhận hàng (Consigned to order of): Ngân hàng Vietcombank, chi nhánh Hải Phòng
– Bên được thông báo (Notify Party/Addresses): VIỆT NAM IMPORT AND EXPORT JOIN STOCK COMPANY
– Như vậy, công ty nhập khẩu phải thông qua bên trung gian là ngân hàng Vietcombank, khi ngân hàng nhận bộ chứng từ và xác nhận thì bên nhập khẩu mới có thế tới cảng nhận hàng
2.2 Thông tin lô hàng, vận tải
– Tàu vận chuyển : M/V HALUS
– Cảng bốc hàng lên tàu và nhận hàng : Maliao, Đài Loan
– Cảng dỡ hàng và giao hàng: Hải Phòng, Việt Nam
– Nơi giao hàng: Hải Phòng, Việt Nam
– Đóng gói: rời, trần bì
– Hàng: lưu huỳnh cứng
– tổng trọng lượng: 13,506.59 MT
– Mã L/C: 1601011611111
– Đơn vị giao hàng tại Việt Nam: VOSA HẢI PHÒNG
– Địa chỉ giao hàng tại Việt Nam: Thành phố Hải Phòng. Điện thoại : +84 -31-3511111, số fax: +84-31-3511111
– Ngày phát vận đơn: 24/2/2016
– Hành trình di chuyển: đi thẳng từ Maliao đến cảng Hải phòng, không có cảng trung gian.
3. Phân tích
– Nhìn vào vận đơn ta có thể thấy đây là loại vận đơn Conline bill, tức là thuê tàu chuyến. Do trong mục Tàu vận chuyển, vận đơn ghi “Voy” nghĩa là tàu chuyến.
– Trong trường hợp thuê tàu chuyến, trước khi cấp vận đơn đường biển, người thuê tàu và người cho thuê tàu đã ký kết với nhau một hợp đồng thuê tàu chuyến (charter party). Khi hàng hoá được xếp hay được nhận để xếp lên tàu, người chuyên chở cấp cho người gửi hàng vận đơn đường biển. Vận đơn được cấp xác nhận hợp đồng vận tải đã được ký kết.
– Số lượng B/L bản chính được phát hành (Number of Original Bill of Lading): 03
– Các vận đơn đường biển thông thường được in thành 03 bản gốc nhằm tránh thất lạc: 01 bản được gửi cùng hàng hóa tới người nhận, 01 bản khác được gửi tới người nhận thông qua đường bưu điện hoặc các phương tiện khác, 01 bản do người giao hàng giữ. Khi một bản được sử dụng để nhận hàng, hai bản còn lại sẽ bị vô hiệu hóa.
– Các mô tả khác phù hợp khi đối chiếu với hóa đơn thương mại gồm: nguồn gốc, nhà sản xuất, đóng gói, điều kiện giao hàng, số thư tín dụng
– Cước phí(Freight and Charges): Cước phí trả trước “Total Prepaid in Local Currency”. Cước phí trả trước như đã thu xếp, bố trí (không nói cụ thể vì người chuyên chở không muốn tiết lộ mức cước của mình) bằng đồng nội tệ
– Nơi ký phát (Place of issue): Maliao, Đài Loan
– Mục chữ ký vận đơn: Chữ ký trên vận đơn là chữ kí ủy quyền của trưởng hãng tàu công ty TNHH vận tải Luckystar
– Người nhận hàng phải cầm vận đơn này đổi lấy lệnh giao hàng để người mua nhận hàng.
– Loại vận đơn:
- Căn cứ vào tình trạng hàng hóa bốc lên tàu thì đây là loại Vận đơn đã bốc hàng lên tàu (Shipped on board B/L): là loại vận đơn mà chủ tàu, thuyền trưởng hoặc người làm công cho chủ tàu cấp cho người gửi hàng khi đã hoàn thành việc bốc hàng lên tàu, tức là lúc này lưu huỳnh đã nằm trên tàu
- Căn cứ vào tính pháp lý của hàng hóa thì đây là Vận đơn bản sao (Duplicate): là vận đơn bản phụ của vận đơn gốc, không giao dịch chuyển nhượng được.
- Căn cứ vào tính lưu thông của vận đơn thì đây là Vận đơn theo lệnh (To order B/L): trên đó ghi rõ hàng được giao theo lệnh của Ngân hàng TMCP Công thương VN, chi nhánh Hải Phòng
- Căn cứ vào phê chú trên vận đơn:thì đây là Vận đơn hoàn hảo (Clean B/L): là vận đơn không có ghi chú khiếm khuyết của hàng hóa hay bao bì, lưu huỳnh được vận chuyển đảm bảo, không bị hỏng khi vận chuyển.
IV. CHỨNG TỪ THANH TOÁN
- Thông tin cơ bản
– Hình thức thanh toán: 100% giá trị hợp đồng sẽ được thanh toán dưới hình thức Thư tín dụng không hủy ngang (Irrevocable Letter of Credit).
– Ngân hàng TMCP Công thương mở L/C cho bên bán là tập đoàn JAPAN hưởng lợi.
– Ngân hàng mở: VIETNAM JOINT STOCK COMMERCIAL BANK (Head office)
– Khách hàng: VIETNAM IMPORT AND EXPORT JOINT STOCK COMPANY
– Người thụ hưởng: JAPAN CORPORATION
– Ngân hàng thông báo: MIZUHO BANK, LTD.
– Loại LC: Irrevocable
– Số tài khoản: 160101611111
- Phân tích cụ thể các mục:
– MT700: Mẫu LC được soạn thảo theo mẫu điện của SWIFT, mẫu điện 700.
– ID: số hiệu mẫu LC
– Priority: “N” Mức độ ưu tiên bình thường (Normal)
– Sender: Ngân hàng phát hành
– Send to: Ngân hàng thông báo
– Basic header block và Application header block: là địa chỉ SWIFT cụ thể hay gọi là BIC (Bank indentifier Code) khi tham gia vào hệ thống SWIFT, mỗi Ngân hàng cần phải có một địa chỉ. Thông qua địa chỉ này mà các Ngân hàng có thể trao đổi nghiệp vụ thanh toán quốc tế và các dịch vụ khác do SWIFT cung cấp
– :27: Sequenceee of total 1/1: số bộ L/C được mở là 1.
– :31C: date of issue: 160205 (yy/mm/dd) ngày phát hành L/C là ngày 05/02/2016
– :40E: applicable rules: UCP lastest version: L/C được áp dụng theo những nguyên tắc của UCP bản mới nhất
– :31D: Date and place of expiry: 160325IN JAPAN: ngày và nơi hết hạn hiệu lực, L/C hết hạn hiệu lực ngày 25/03/2016 tại Nhật Bản.
– :51A: Ngân hàng mở L/C
– :50: người yêu cầu mở L/C
– :59: người thụ hưởng
– :32B: currency code, amount USD1539000: đơn vị tiền tệ là Đô la Mỹ, số lượng là 1539000
– :39A: percentage credit amount tolerance: phần trăm chênh lệch cho phép so với số tiền ở mục 32B.
– 05/05: mức dao động 5%
– :41D: Available with any bank by negotiation: nghĩa là L/C được có thể được thực hiện ở tất cả ngân hàng, bằng phương thức chiết khấu.
– :42C: Draft at: thời hạn trả hối phiếu là 180 ngày sau ngày vận đơn.
– :42A: Drawee ICBVVNVX: người ký phát là ngân hàng mở L/C
– :43P: Partial shipments: PROHIBITED: không cho phép giao hàng từng phần.
– :43T: transshipment: PROHIBITED: không cho phép chuyển tải
– :44E: Port of loading: cảng xếp hàng là cảng nào tại Đài Loan
– :44F: Port of discharge: cảng dỡ hàng là cảng Haỉ Phòng, Việt Nam
– :45A: Description of goods and/or services: mô tả hàng hóa
– :46A: Documents Requierd: những chứng từ yêu cầu người ký phát (người thụ hưởng) xuất trình
- Bộ vận đơn sạch gốc đầy đủ (3/3) chuyển hàng trên tàu đã được hoàn thành theo yêu cầu của ngân hàng Vietinbank, Hải Phòng đóng dấu “Freight prepaid” (Cước phí trả trước) hoặc “ Payable as per charter party”( phải trả theo hợp đồng thuê tàu) và phải thông báo đầy đủ tên và địa chỉ cho người nộp đơn. vận đơn phải chỉ ra đầy đủ tên, địa chỉ, số điện thoại của đại lí của người vận chuyển ở Việt Nam.
- Hóa đơn thương mại gồm 3 bản gốc và 3 bản sao ( có thể hiện số thẻ tín dụng)
- Chứng nhận xuất xứ được phát hành bởi người thụ hưởng gồm 3 bản gốc và 3 bản sao. C/O không được viết tay trừ chữ kí.
- Bản kê chi tiết gồm 3 bản gốc và 3 bản sao.
- Chứng nhận chất lượng của công ty giám định gồm 3 bản gốc và 3 bản sao.
- Chứng nhận số lượng của công ty giám định gồm 3 bản gốc và 3 bản sao.
- Chứng nhận vệ sinh hầm tàu của công ty giám định gồm 3 bản gốc và 3 bản sao
– :47: Additional condition: những điều kiện bổ sung
– :71B: Charges all banking charge outside Vietnam are for account of beneficiary: Tất cả phí ngân hàng phát sinh bên ngoài Việt Nam sẽ được tính cho bên thụ hưởng.
– :48: Period for presentation within 21 days afte shipment date: thời hạn xuất trình chứng từ là 21 ngày kể từ ngày giao hàng.
– :49: Comfirmation instructions: Without: không có những chỉ dẫn xác nhận
– :78: Instr. To paying/accepting/neg.bank: những chỉ dẫn cho ngân hàng trả tiền/chấp nhận/ chiết khấu
– :72: Sender to Receiver information: Thông tin từ ngân hàng phát hành gửi ngân hàng thông báo.
V. TỜ KHAI HẢI QUAN NHẬP KHẨU (THÔNG QUAN)
– Đây là văn bản mà chủ hàng (hoặc chủ phương tiện) phải kê khai về lô hàng (hoặc phương tiện) khi xuất hoặc nhập khẩu (xuất nhập cảnh) ra vào lãnh thổ Việt Nam. Từ này trong tiếng Anh là Customs Declaration.
– Việc khai hải quan được thực hiện trên mẫu tờ khai hải quan do Bộ Tài chính quy định.
– Người khai hải quan khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng về tên và mã số hàng hoá, đơn vị tính, số lượng, trọng lượng, chất lượng, xuất xứ, đơn giá, trị giá hải quan, định số thuế, các khoản thu khác phải nộp ngân sách nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung đã khai.
– Tên tờ khai: Tờ khai hàng hóa nhập khẩu (thông báo kết quả phân luồng)
– Loại tờ khai: Tờ khai hải quan điện tử được in ra.
– Bộ tờ khai gồm 3 trang:
– Trang 1 là thông tin chung của lô hàng;
– Trang 2 là thông tin về chỉ thị hải quan;
– Trang 3 là thông tin về dòng hàng.
- TỜ 1
2.1 THÔNG TIN CƠ BẢN
– Số tờ khai: 100754811111 (hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai)
– Số tờ khai đầu tiên: Lô hàng có ít hơn 50 dòng nên không cần nhập liệu.
– Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng:
– Chỉ nhập liệu ô này trong các trường hợp sau:
- (1) Trường hợp tái nhập của lô hàng tạm xuất thì nhập số tờ khai tạm xuất tương ứng.
- (2) Trường hợp nhập khẩu (chuyển tiêu thụ nội địa) của lô hàng tạm nhập thì nhập số tờ khai tạm nhập tương ứng.
- (3) Người mở tờ khai tạm nhập và người mở tờ khai tái xuất phải là một.
(4) Tờ khai ban đầu phải còn hiệu lực. - (5) Không được sử dụng ở tờ khai khác.
– Không cần nhập liệu
– Mã phân loại kiểm tra
- Mã loại hình: A11 3 [4]
A11: Nhập tiêu dùng
- Mã hiệu phương thức vận chuyển: Đường biển (hàng rời, lỏng…)=> Máy móc: hàng rời.
- Phân loại cá nhân/ tổ chức: [4]: Tổ chức gửi tổ chức.
- Mã số hàng hóa đại diện của tờ khai: 2503 (theo HS Code- Lưu huỳnh các loại, trừ lưu huỳnh thăng hoa, lưu huỳnh kết tủa và lưu huỳnh dạng keo)
- Tên cơ quan Hải quan tiếp nhận tờ khai: CANGHPKVI (Chi cục hải quan CK cảng Hải Phòng KV I)
- Mã đội: 00
- Ngày, giờ đăng ký: 25/2/2016 17:10:43
- Ngày thay đổi đăng ký: 26/2/2016 09:47:14
2.2 THÔNG TIN VỀ ĐƠN VỊ XUẤT NHẬP KHẨU
– Người nhập khẩu:
Trong trường hợp người nhập khẩu đã đăng ký sử dụng VNACCS hệ thống sẽ tự động xuất hiện tên người nhập khẩu, mã bưu chính, địa chỉ, SĐT (không cần nhập liệu).
– Người xuất khẩu.
- Mã người xuất khẩu: không có.
- Tên: JAPAN CORPORATION
- Mã bưu chính: 4-2 OHTEMACH 1-CHOME
- Địa chỉ:
Đại lý hải quan, Mã nhân viên hải quan: Trường hợp đại lý hải quan thực hiện nghiệp vụ IDA và các nghiệp vụ tiếp theo thì không phải nhập liệu. => không phải nhập liệu.
THÔNG TIN VẬN ĐƠN
– Số vận đơn: HL01
(Nhập số vận đơn : “Mã SCAC CODE”+ “Số vận đơn”)
- Số lượng: 1
- Mã đơn vị tính: ZZ
– Tổng trọng lượng hàng (Gross): 13.506,59 TNE (Tấn )
– Địa điểm lưu kho, Địa điểm dỡ hàng, Địa điểm xếp hàng: Ô 1: Mã địa điểm lưu giữ hàng quá chờ thông quan dự kiến,mã địa điểm dỡ hàng, xếp hàng; Ô 2: Tên địa điểm lưu kho, dỡ hàng và xếp hàng.
– Phương tiện vận chuyển:
- 9999 => thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng kí vào hệ thống
- BAGAN STAR 1609S: Tên tàu (vận chuyển bằng đường biển)+ Chuyến.
– Ngày hàng đến: Theo thông báo hàng đến (Arrival notice): 26/2/2016
2.3 HÓA ĐƠN THƯƠNG MẠI
– Số hóa đơn: A- 5FHX0246:
– Mã phân loại hình thức hóa đơn: “A”: hóa đơn + Số hóa đơn
– Ngày phát hành: 34/2/2016.
– Phương thức thanh toán: LC- Thư tín dụng.
– Tổng trị gía hóa đơn: A- CFR – USD – 1.539.751,26
– “A”: Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền
– “CFR”: Điều kiện giao hàng theo Incoterms 2000
– “USD”: Mã đơn vị tiền tệ của hóa đơn.
– “1.539.”751,26: Tổng trị giá trên hóa đơn.
2.4 VĂN BẢN PHÁP QUY VÀ GIẤY PHÉP
– Mã văn bản pháp quy: WH
– Loại chứng từ, giấy phép được quy định tại văn bản bao gồm:
- Theo yêu cầu quản lý riêng của các bộ..Đảm bảo các điều kiện về quy hoạch; điều kiện hạn chế kinh doanh; các điều kiện về an ninh, quốc phòng hay an toàn, trật tự xã hội khác quy định tại Luật Dược, Luật Phòng, chống ma túy và các văn bản quy phạm pháp luật liên quan =>Được quản lí bởi Bộ Công thương; Bộ NN và PTNT; Bộ Tài Nguyên và Môi trường
- Đối với WH02 còn có thêm
- Giấy khai báo hóa chất: => Xuất trình sau khi làm thủ tục trong vòng 10 ngày
- Phiếu kiểm soát mua, bán hóa chất độc: => Yêu cầu xuất trình trong quá trình làm thủ tục hải quan
2.5 TỜ KHAI TRỊ GIÁ
– Mã phân loại khai trị giá:
- Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP. Theo đó “Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu là trị giá giao dịch, đó là giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải toán cho những hàng hóa được bán theo nghiệp vụ xuất khẩu cho nước nhập khẩu, trị giá này được điều chỉnh phù hợp với các quy định của Điều 8”
- Khoản 1 Điều 7 Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định trị giá giao dịch là “giá mà người mua thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hoá được bán để xuất khẩu tới Việt Nam”. Giải thích về giá thực tế, Khoản 2 Điều 2 Nghị định 40/2007/NĐ-CP quy định giá thực tế là “tổng số tiền mà người mua đã thanh toán hoặc sẽ phải thanh toán, trực tiếp hoặc gián tiếp cho người bán để mua hàng hóa nhập khẩu”. Giá “đã thanh toán” được dùng làm cơ sở để xác định trị giá nếu hàng hóa đã được thanh toán trước. Nếu hàng hóa chưa được thanh toán thì giá “sẽ thanh toán” sẽ được dùng làm cơ sở để xác định trị giá.
– Việc xác định trị giá Hải quan phải căn cứ vào các nguyên tắc, phương pháp xác định trị giá tính thuế và các nội dung liên quan quy định tại Thông tư 205/2010/TT-BTC, Thông tư 29/2014/TT-BTC, đối chiếu với hồ sơ vụ việc cụ thể để xác định.
– Trị giá giao dịch sẽ được áp dụng nếu thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 205/2010/TT-BTC; trong đó, đối với trường hợp giữa người mua và người bán có mối quan hệ đặc biệt thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch. Điều kiện xác định mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến giá trị giao dịch được quy định tại điềm 1.4.4 khoản 1 Điều 13 Thông tư này.
– Phí bảo hiểm: A- USD- 1.271,25 , đây là phí bảo hiểm riêng tính theo đồng USD với giá trị 1.271,25 USD
– Chi tiết khai trị giá: 24022016#&
2.6 THUẾ VÀ BẢO LÃNH
– Tên sắc thuế: Thuế GTGT
– Tổng tiền thuế: 3.441.103.265 VND
– Số dòng tổng: 1
– Tổng tiền thuế phải nộp: 21.142.250 VND 3.441.103.265 VND
– Mã xác định thời hạn nộp thuế: “D”- trong trường hơp nộp thuế ngay.
– (Nhập mã “D” trong trường hợp khai báo sửa đổi bổ sung để được cấp phép thông quan sau khi thực hiện quy tình tạm giải phòng hàng).
– Người nộp thuế :1 tức là người nhập khẩu, công ty CP XNK Việt Nam
3. TỜ 2 – MỤC CHỈ THỊ HẢI QUAN
– Số đính kèm khai báo điện tử: Doanh nghiệp không sử dụng nghiệp vụ HYS (không đính kèm những tài liệu điện tử liên quan đến việc khai báo xuất khẩu/nhập khẩu hoặc khi cơ quan Hải quan yêu cầu người khai xuất trình một số giấy tờ trong quá trình tiếp nhận và xử lý tờ khai) => Không phải nhập liệu
– Phần ghi chú: “Khai báo hóa chất số 3128/GXN-TTHC”
– Trong suốt quá trình xuất nhập khẩu doanh nghiệp không tay đổi khải báo nhập khẩu => Không phải nhập liệu.
4. TỜ 3 – CHI TIẾT TỪNG DÒNG HÀNG
Trang 3/3
– Mã số từng hàng hóa: 25030000
– Nhập theo quy định tại Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu Việt Nam và Biểu thuế xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành.
– Mã quản lý riêng: Hàng hóa không phải nguyên phụ liệu => không phải nhập liệu.
– Mô tả hàng hóa: Lưu huỳnh cứng, không thăng hoa, không kết tủa,hàm lư ợng lưu huỳnh 99.8% min, hàng mới 100%
– (Ghi rõ tên hàng, quy cách phẩm chất, thông số kĩ thuật, thành phần cấu tạo, model, kí/mã hiệu, đặc tính, công dụng của hàng hoá theo hợp đồng thương mại và tài liệu khác liên quan đến lô hàng.)
– Ghi rõ số lượng, đơn giá và trị giá hóa đơn đối với mỗi dòng hàng riêng.
– Thuế nhập khẩu:
- Trị giá tính thuế: 34.411.032.648,3VND
- Đơn giá tính thuế: 2.547.721,7157VND
- Hệ thống tự động xác định mức thuế suất nhập khẩu tương ứng với mã số hàng hóa và biểu thuế đã nhập. => Trong trường hợp này thuế suất là 0%
- Nước xuất xứ: TW-TAIWAN- B01 (Mã nước, vùng lãnh thổ nơi hàng hóa được chế tạo theo bảng mã UN/LOCODE )
- Thuế và thu khác: Thuế GTGT- Thuế suất 10% trên trị giá tính thuế 34.411.032.648,3VND) => Số tiền thuế: 3.441.103.265VND.
Không chỉ tư vấn xuất nhập khẩu, Indochinapost còn cung cấp dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước và quốc tế, vận chuyển đường biển, đường hàng không, đường sắt, thuê kho bãi..