Nội Dung Chính
Hiện nay trên các trang tìm kiếm việc làm chúng ta thường gặp rất nhiều những thôn tin tuyển dụng về ngành logistics. Mới nghe qua thì những người ngoại đạo còn khá lạ lẫm với công việc này và tưởng đây chỉ là những công việc của các tập đoàn nước ngoài và chỉ dành cho những ai có vốn tiếng anh “khủng”. Tuy nhiên, thực chất đây lại là một nhóm ngành khá quen thuộc. Sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu logistics nghĩa là gì?
Tìm hiểu logistics nghĩa là gì?
Logistics là từ tiếng anh dùng chỉ một công việc hậu cần của ngành thương mại và vận chuyển hàng hóa. Sự phát triển của xã hội hiện đại, nhu cầu vận chuyển hàng hóa của các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng tăng cao chính là nguyên nhân chính dẫn đến sự ra đời của ngành nghề logistics. Khái niệm này chỉ thực sự ra đời khi năng lực sản xuất và giá trị hàng hóa của con người được tạo ra ở mức độ công nghiệp.
Logistics là một từ được đọc chệch bởi từ “Logistikas”. Đây là một thuật ngữ để gọi tên những người chuyên nhận nhiệm vụ cung cấp, phân phối vũ khí, thuốc men, nhu yếu phẩm trong chiến tranh cổ đại. Sau này, khái niệm “logistics” và được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như sản xuất tiêu thụ, giao thông vận tải và ngày nay nói đến nghề logistics là nói đến công việc hậu cần trong ngành thương mại và vận chuyển hàng hóa. Logistics có thể được hiểu là quá trình hoạch định kế hoạch, giúp thực hiện và kiểm soát quá trình lưu thông, lưu trữ các loại hàng hóa, nguyên vật liệu, dịch vụ… từ nơi sản xuất đến địa điểm nhận theo yêu cầu của khách hàng. Đây là cả một quá trình dài dài, phức tạp bao gồm gồm khâu nhận hàng, chuyển hàng, lưu kho, lưu bãi, làm các loại giấy tờ, các thủ tục hải quan có liên quan, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc xử lý tất cả các dịch vụ khác có liên quan đến món hàng.
Nghề Logistics làm những công việc gì?
Như đã nói ở trên thì Logistics bao gồm nhiều công việc khác nhau. Các vị trí công việc của ma một người làm Logistics sẽ làm là:
+ Thu mua: là người xác định nguồn hàng cung ứng, đánh giá và lựa chọn người cung ứng, đàm phán hợp đồng và giữ quan hệ với những người cung ứng.
+ Lên kế hoạch hay phân tích: Chịu trách nhiệm tập hợp dữ liệu, xác định vấn đề và phát triển những khả năng hỗ trợ quản lý chuỗi cung ứng.
+ Nhân viên quản lý hàng hóa: Công việc này sẽ là kết hợp với các nhân viên thu mua, phân phối và cung ứng để đảm bảo quá trình phân phát hàng hóa sao cho tin cậy và hiệu quả.
+ Chuyên viên kiểm kê: Là người chịu trách nhiệm kiểm kê chất lượng và độ chính xác của hàng hóa, giám sát lưu lượng hàng, làm việc với các kho hàng và chiến lược phân phối hàng hóa để tối ưu hóa dòng chảy công việc và năng suất lao động trong các cơ sở phân phối.
+ Điều phối viên: Đây là công việc chuyên về vận tải, quản lý các mối quan hệ với các nhà vận tải và khác hàng để đảm bảo hàng hóa được phân phát đúng thời hạn.
Hiện trạng logistics Việt Nam hiện nay
Điều 233 Luật thương mại Luật thương mại nếu rõ: “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện một hoặc nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.”
Mặc dù rất phát triển nhưng hiện nay chưa thấy tổ chức kinh tế xã hội nào có số liệu chính xác về số doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Có những đơn vị tiến hành dịch vụ này kèm theo với dịch vụ giao hàng hay dịch vụ hoàn tất đơn hàng nên khó nhận diện . Theo số liệu không chính thức, đến giữa năm 2011 Việt Nam có khoảng trên dưới 1.000 doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế đang kinh doanh dịch vụ Logistics ở Việt Nam. Quy mô các doanh nghiệp hầu hết đều thuộc loại vừa và nhỏ. Cũng theo thống kê này thì các công ty logistics Việt Nam được chia thành ba nhóm chính:
Nhóm thứ nhất: bao gồm các công ty nước ngoài với 100% vốn đầu tư nước ngoài hoặc công ty liên doanh. Nhóm này đa phần tập trung vào phân khúc khách hàng toàn cầu của họ tại mỗi quốc gia.
Nhóm thứ 2: Là những doanh nghiệp, tập đoàn nhà nước chiếm lĩnh gần như toàn bộ các dịch vụ về giao nhận, vận tải trong nước, phục vụ đa dạng phân khúc khách hàng và chủ yếu có thế mạnh chuyên từng mảng riêng lẻ.
Nhóm thứ 3: Là các công ty tư nhân. có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong tương lai, nhắm vào phân khúc khách hàng tương đồng – các công ty tư nhân.
Trên đây, chúng ta đã cùng tìm hiểu logistics nghĩa là gì? Hi vọng những chia sẻ này có thể giúp khách hàng có thêm nhiều hiểu biết trong lĩnh vực “quen” mà “lạ” này.