Nội Dung Chính
Để một hợp đồng xuất nhập khẩu thành công phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Một trong số những yếu tố tiên quyết đó là hợp đồng phải có đối tượng hợp pháp. Tuy nhiên, nhiều khi các bên soạn thảo hợp đồng lại sơ ý bỏ qua điều này khiến cho hàng hóa không thể đến đích như mong đợi, gây thiệt hại lớn cho tất cả các bên liên quan. Bài viết dưới đây, ViettelCargo sẽ cung cấp cho các bạn thêm những thông tin quan trọng về đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu.
1) Đối tượng hợp đồng xuất nhập khẩu là gì
– Đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu là hàng hoá được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác. Đối tượng của hợp đồng được qui định khác nhau trong các nguồn luật khác nhau.
– Hàng hoá, đối tượng của hợp đồng xuất nhập khẩu có thể được di chuyển ra khỏi biên giới của một quốc gia. Thực tế thì Điều kiện này cũng cho thấy sự khác biệt giữa hợp đồng xuất nhập khẩu với một hợp đồng kinh tế nói chung. Ví dụ: hợp đồng mua bán ký kết giữa một xí nghiệp trong khu chế xuất với một xí nghiệp ngoài khu chế xuất được pháp luật coi là hợp đồng xuất nhập khẩu, nhưng hàng hoá của hợp đồng đó không di chuyển ra khỏi biên giới quốc gia.
– Đối tượng của hợp đồng phải là các mặt hàng được phép xuất khẩu theo quy định của nhà nước. Nếu là hàng nhà nước quản lý bằng hạn ngạch thì muốn xuất khẩu phải có phiếu hạn ngạch. Hàng hoá trong hợp đồng xuất phải phù hợp với giấy đăng ký kinh doanh mà doanh nghiệp được cấp.
2) Các loại hàng hóa XNK
– Hàng hóa XNK được chia làm: Hàng tự do XNK, hàng XNK có điều kiện, hàng cấm XNK
a) Nhóm hàng cấm XNK
-
7 nhóm thuộc danh mục cấm XK gồm:
1.Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc sở hữu Nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội.
– Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
3. Các loại xuất bản phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam; Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính.
4. Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ gỗ rừng tự nhiên trong nước.
5. Động vật, thực vật hoang dã quý hiếm và giống vật nuôi, cây trồng quý hiếm theo quy định tại Nghị định số 160/2013/NĐ-CP năm 2013; Các loài thủy sản quý hiếm;
– Giống vật nuôi và giống cây trồng thuộc Danh mục giống vật nuôi quý hiếm và giống cây trồng quý hiếm cấm XK do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành theo quy định của Pháp lệnh Giống vật nuôi năm 2004 và Pháp lệnh Giống cây trồng năm 2004.
6. Các sản phẩm mật mã sử dụng để bảo vệ thông tin bí mật Nhà nước.
7. Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Nghị định số 38/2014/NĐ-CP năm 2014; Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 108/2008/NĐ-CP năm 2008.
-
12 nhóm thuộc danh mục cấm NK gồm:
1.Vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ (trừ vật liệu nổ công nghiệp), trang thiết bị kỹ thuật quân sự.
2. Pháo các loại (trừ pháo hiệu an toàn hàng hải theo hướng dẫn của Bộ Giao thông vận tải)
– Đèn trời, các loại thiết bị gây nhiễu máy đo tốc độ phương tiện giao thông.
3. Hàng tiêu dùng đã qua sử dụng, bao gồm các nhóm hàng
– Hàng dệt may, giày dép, quần áo;
– Hàng điện tử; Hàng điện lạnh;
– Hàng điện gia dụng;
– Thiết bị y tế;
– Hàng trang trí nội thất;
– Hàng gia dụng bằng gốm, sành sứ, thủy tinh, kim loại, nhựa, cao su, chất dẻo và các chất liệu khác;
– Hàng hóa là sản phẩm công nghệ thông tin đã qua sử dụng.
4. Các loại xuất bản phẩm cấm phổ biến và lưu hành tại Việt Nam;
– Tem bưu chính thuộc diện cấm kinh doanh, trao đổi, trưng bày, tuyên truyền theo quy định của Luật Bưu chính;
– Thiết bị vô tuyến điện, thiết bị ứng dụng sóng vô tuyến điện không phù hợp với các quy hoạch tần số vô tuyến điện và quy chuẩn kỹ thuật có liên quan theo quy định của Luật Tần số vô tuyến điện.
5. Các loại văn hóa phẩm thuộc diện cấm phổ biến và lưu hành hoặc đã có quyết định đình chỉ phổ biến và lưu hành tại Việt Nam.
6. Phương tiện vận tải tay lái bên phải. (Kể cả dạng tháo rời và dạng đã được chuyển đổi tay lái trước khi nhập khẩu vào Việt Nam),
– Trừ các loại phương tiện chuyên dùng có tay lái bên phải hoạt động trong phạm vi hẹp và không tham gia giao thông gồm: xe cần cẩu; máy đào kênh rãnh; xe quét đường, tưới đường; xe chở rác và chất thải sinh hoạt; xe thi công mặt đường; xe chở khách trong sân bay; xe nâng hàng trong kho, cảng; xe bơm bê tông; xe chỉ di chuyển trong sân golf, công viên;
– Các loại ô tô và bộ linh kiện lắp ráp ô tô bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ
– Các loại mô tô, xe máy chuyên dùng, xe gắn máy bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ.
7. Vật tư, phương tiện đã qua sử dụng, gồm:
– Máy, khung, săm, lốp, phụ tùng, động cơ của ô tô, máy kéo và xe gắn máy.
– Khung gầm của ô tô, máy kéo có gắn động cơ (kể cả khung gầm mới có gắn động cơ đã qua sử dụng và hoặc khung gầm đã qua sử dụng có gắn động cơ mới);
– Ô tô các loại đã thay đổi kết cấu để chuyển đổi công năng so với thiết kế ban đầu hoặc bị tẩy xóa, đục sửa, đóng lại số khung, số động cơ;
– Ô tô cứu thương;
– Xe đạp;
– Mô tô, xe gắn máy.
8. Hóa chất trong Phụ lục III Công ước Rotterdam.
9. Thuốc bảo vệ thực vật cấm sử dụng tại Việt Nam.
10. Phế liệu, phế thải, thiết bị làm lạnh sử dụng C.F.C.
11. Sản phẩm, vật liệu có chứa amiăng thuộc nhóm amfibole.
12. Hóa chất độc Bảng 1 được quy định trong Công ước cấm phát triển, sản xuất, tàng trữ, sử dụng và phá hủy vũ khí hóa học và Phụ lục số 1 Nghị định 38/2014/NĐ-CP năm 2014.
– Hóa chất thuộc Danh mục hóa chất cấm quy định tại Phụ lục III Nghị định số 108/2008/NĐ-CP năm 2008.
b) Nhóm hàng XNK có điều kiện
-Danh mục hàng XNK có điều kiện được quy định cụ thể tại Nghị định 187/2013/NĐ-CP ban hành năm 2013