LPI là viết tắt của từ tiếng Anh “Logistics performance index”, có nghĩa là chỉ số năng lực quốc gia về Logistics, do Ngân hàng thế giới tiến hành nghiên cứu và công bố trong báo cáo mang tên “Kết nối để cạnh tranh- ngành logistics trong nền kinh tế toàn cầu”.
Những quốc gia muốn cải thiện về ngành logistics cần phải sửa đổi và hiện đại hóa những viện quản lí biên giới, thay đổi những chính sách quy định về vận chuyển, và trong một số trường hợp, đầu tư đáng kể vào cơ sở hạ tầng thương mại có liên quan.
Theo xếp hạng năm 2014 của Ngân hàng thế giới về chỉ số hoạt động logistics (LPI), Việt Nam hiện đứng thứ 48 thế giới. Đây là lĩnh vực mới mẻ, còn nhiều khó khăn do nguồn lực kinh tế từ ngân sách Nhà nước hỗ trợ cũng như nguồn lực của doanh nghiệp.
Chỉ số LPI đánh giá trên 6 tiêu chí:
Cơ sở hạ tầng (infrastructure): Những cơ sở hạ tầng liên quan đến chất lượng thương mại và vận tải (cảng, đường sắt, đường bộ, công nghệ thông tin)
Chuyến hàng quốc tế (shipments international): Mức độ dễ dàng khi thu xếp cho các chuyến hàng với giá cả cạnh tranh
Năng lực logistics (Competence Logistics): Năng lực và chất lượng của các dịch vụ logistics (vd: các nhà điều hành vận tải, môi giới hải quan)
Tracking & tracing: khả năng track & trace các lô hàng
Sự đúng lịch (Timeliness): sự đúng lịch của các lô hàng khi tới điểm đích
Hải quan (customs): hiệu quả của quá trình thông quan, chẳng hạn như tốc độ, tính đơn giản, và tính có thể dự liệu trước của các thủ tục.
Cho đến nay Việt Nam mới có khoảng 1.300 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics (dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi, bốc xếp…) Những doanh nghiệp này tập trung chủ yếu ở TP. Hồ Chí Minh – nơi thu hút trên 70% hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Đa số các nhà cung cấp dịch vụ Logistics của Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ, chủ yếu làm đại lý cho các nhà cung cấp dịch vụ Logistics xuyên quốc gia trong từng hoạt động này. Quy mô của các trung tâm Logistics nhìn chung còn nhỏ, dưới 10ha và chủ yếu phục vụ một số doanh nghiệp trong khu vực khu công nghiệp hoặc một tỉnh, thành, chưa phát triển được đến quy mô một ngành hoặc một vùng kinh tế.
Bên cạnh đó, các trung tâm Logistics của Việt Nam còn thiếu nhiều dịch vụ đặc thù để tạo ra giá trị gia tăng cao cho khách hàng sử dụng dịch vụ của trung tâm. Lao động trong ngành này cũng chưa được đào tạo một cách bài bản và chính quy về các kiến thức kỹ năng chuyên ngành.
Chi phí dịch vụ Logistics còn cao, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được yêu cầu của khách hàng. Theo báo cáo hỗ trợ bộ Giao thông vận tải phát triển vận tải đa phương thức thì chi phí LPI chiếm tỷ lệ 20,9% trong GDP của Việt Nam. Chi phí vận tải chiếm khoảng 60% trong toàn bộ chi phí Logistics nước ta…
Đó là những rào cản không nhỏ đối với sự phát triển ngành dịch vụ Logistics của nước ta. Bên cạnh đó, chỉ số hoạt động LPI của nước ta còn thiếu hiệu quả so với các nước trên thế giới và trong khu vực bởi thiếu độ tin cậy xuyên suốt trong chuỗi cung ứng kết nối Việt Nam với phần còn lại của thế giới.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới, nguyên nhân là do thiếu hiệu quả trong kỹ thuật và tổ chức thực hiện hoạt động Logistics . Bao gồm chi phí “bôi trơn” trong công tác vận chuyển, việc quy hoạch kết cấu hạ tầng giao thông vận tải không đồng bộ, vận tải đường bộ chưa đáp ứng được yêu cầu của chủ hàng và cảng biển chưa được khai thác hết tiềm năng.
Để phát triển ngành dịch vụ Logistics thương mại của nước ta, theo ông Trần Nguyên Năm – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công thương): cần có những chính sách, giải pháp về vốn để giúp đỡ các doanh nghiệp làm dịch vụ Logistics. Bên cạnh đó là những giải pháp khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư xây dựng và khai thác trung tâm Logistics . Đồng thời phát triển nhu cầu sử dụng dịch vụ Logistics từ hai phía Nhà nước và doanh nghiệp.