Nội Dung Chính
Nếu bạn đang muốn bắt đầu thử với các công việc thuộc lĩnh vực xuất nhập khẩu nói chung hay logistics nói riêng thì việc tìm hiểu một số các khái niệm cơ bản là điều vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong lĩnh vực này xuất hiện rất nhiều thuật ngữ mới mẻ, khiến cho nhiều người đôi khi hiểu sai về ý nghĩa nội dung của nó. Đặc biệt, bạn đã tìm hiểu kĩ càng khái niệm xuất nhập khẩu là gì chưa vậy? Nếu chưa hãy cùng khám phá điều đó với indochinapost thông qua bài viết dưới đây nhé!!!
Xuất nhập khẩu là gì: Một số khái niệm cơ bản cần nắm rõ
Xuất khẩu được hiểu một cách đơn giản là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho một quốc gia khác, trên cơ sở sử dụng tiền tệ làm phương thức thanh toán. Tiền tệ ở đây có thể là đồng tiền của một trong hai quốc gia của người mua, người bán hoặc của một quốc gia thứ ba khác.
Nhập khẩu hay nhập cảng là các giao dịch về hàng hoá và dịch vụ qua đường biên giới quốc gia ngoài nước vào trong nước. Hàng nhập khẩu của nước tiếp nhận hàng hóa, dịch vụ là hàng xuất khẩu của một nước gửi đi bán hàng hóa, dịch vụ đó. Nhập khẩu và Xuất khẩu là những giao dịch tài chính của Thương mại Quốc tế. Hiểu một cách đơn giản hơn thì nhập khẩu có nghĩa là nhập hàng hóa từ nước ngoài vào đất nước của mình
Về mặt lý thuyết thì xuất nhập khẩu được hiểu là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc tế, là sự trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia trên nguyên tắc trao đổi ngang giá lấy tiền tệ là môi giới và thường tính trong một khoảng thời gian nhất định.
Định nghĩa xuất nhập khẩu còn được quy định cụ thể trong Luật thương mại 2005 tại Điều 28 như sau:
“1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
“2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hoá được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”.
Vai trò của xuất nhập khẩu là gì?
Xuất nhập khẩu là nghiệp vụ chính của hoạt động thương mại ở mỗi quốc gia. Xuất nhập khẩu thể hiện mối liên hệ quan trọng giữa các nền kinh tế của các quốc gia và thế giới. Không chỉ giúp hàng hóa trong nước được lưu thông, thu được nguồn ngoại tệ cao, tạo công ăn việc làm, xuất nhập khẩu còn giúp bổ sung các hàng hoá mà trong nước không thể sản xuất được hoặc sản xuất không đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng, tạo điều kiện thúc đẩy nhanh quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bổ sung kịp thời những mặt cân đối của nền kinh tế đảm bảo phát triển kinh tế cân đối ổn định…
Vai trò của xuất khẩu
- Đem lại doanh thu cho doanh nghiệp. Đây chính là cách mở rộng thị trường phải nói là tuyệt vời nhất, góp phần nâng cao vị thế của doanh nghiệp nội địa. Đây cũng là một trong những lợi ích chính yếu mà buôn bán quốc tế đem lại.
- Quảng bá thương hiệu doanh nghiệp, thương hiệu quốc gia trên trường quốc tế. Các công ty lớn mạnh xuất khẩu nhiều mặt hàng có giá trị ra thị trường quốc tế ngoài việc chiếm lĩnh thị trường, còn giúp khẳng định tên tuổi công ty. Quốc gia có nhiều thương hiệu mạnh thì cũng được khẳng định thương hiệu của chính quốc gia đó.
- Mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước. Lợi ích này mang tính vĩ mô, và cũng là yếu tố then chốt mà các quốc gia khuyến khích hoạt động xuất khẩu để đảm bảo cán cân thanh toán và tăng tích lũy và dự trữ ngoại tệ.
- Góp phần thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu thông qua đáp ứng lợi ích của các doanh nghiệp và các quốc gia. Xuất khẩu thúc đẩy sản xuất trong nước thông qua khuyến khích việc tận dụng lợi thế tuyệt đối cũng như lợi thế so sánh của các nước.
Vai trò của nhập khẩu
- Nhập khẩu tạo ra sự chuyển giao công nghệ, do đó tạo ra sự phát triển vượt bậc của sản xuất xã hội, tiết kiệm chi phí và thời gian, tạo ra sự đồng đều về trình độ phát triển trong xã hội.
- Tăng sự cạnh tranh giữa hàng nội và hàng ngoại, một sự thúc đẩy mạnh mẽ các nhà sản xuất trong nước phải không ngừng vươn lên, tạo ra sự phát triển xã hội và sự thanh lọc các đơn vị sản xuất.
- Xóa bỏ tình trạng độc quyền, phá vỡ hoàn toàn nền kinh tế đóng, chế độ tự cấp, tự túc.
- Giải quyết một số nhu cầu đặc biệt (hàng hóa hiếm hoặc quá hiện đại mà trong nước không thể sản xuất được).
- Cầu nối thông suốt nền kinh tế, thị trường trong và ngoài nước khác nhau, tạo điều kiện phân công lao động và hợp tác quốc tế, phát huy được lợi thế so sánh của đất nước trên cơ sở chuyên môn hóa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan đến khái niệm xuất nhập khẩu là gì khiến nhiền người đang quan tâm. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để chúng mình cùng giải đáp nhé!!!