Nội Dung Chính
Rất nhiều người đang nhầm lẫn về hai khái niệm cơ bản đó chính là Logistics và Forwarder. Dù trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hay là logistics đây là hai khái niệm tương đối cơ bản thế nhưng đôi khi nhiều người vẫn hiểu sai về nó. Vậy ngày hôm nay indochinapost sẽ so sánh Logistics và Forwarder thông qua bài viết dưới đây để giúp bạn có cái nhìn dễ hiểu hơn về hai khái niệm này nhé!!!
So sánh Logistics và Forwarder: Khái niệm Logistics và Forwarder
Logistics hiểu một cách đơn giản là vòng tròn bao gồm các hoạt động như: lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, kho bãi, luân chuyển hàng hóa, làm thủ tục hải quan… nhằm đạt được mục đích sau cùng là chuyển sản phẩm, hàng hóa từ nhà cung cấp đến tay người tiêu dùng một cách tối ưu nhất.
Freight forwarding còn được gọi là giao nhận vận tải. Theo đó forwarder là đơn vị sẽ đứng ra làm trung gian, tiếp nhận hàng hóa của khách hàng, lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp có giá tốt (đường biển seafreight, đường bộ trucking hoặc đường hàng không airfreight) nhằm đảm bảo giao hàng theo đúng thỏa thuận theo hợp đồng đã ký với chủ hàng. Bên cạnh đó họ cũng có phục vụ các dịch vụ đi kèm như thông quan, lưu trữ, đóng kiện hàng,…
So sánh Logistics và Forwarder: Tại sao lại cần đến Forwarder
Đa số nhà xuất khẩu được khuyên dùng sử dụng Forwarder trong việc vận chuyển hàng hóa trong khi chi phí cho việc vận chuyển hàng hóa qua Fowarder sẽ cao hơn so với việc doanh nghiệp tự thực hiện. Bạn có biết lí do đằng sau nó không?
Một trong những lí do quan trọng nhất đó chính là các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam phần lớn vẫn còn thiếu kinh nghiệm trong việc vận chuyển hàng hóa ra ngoài biên giới như các thủ tục và khai báo hải quan, cách thức thông quan, kho bãi,…. Hơn nữa, các doanh nghiệp nhỏ không dễ tiếp cận và mặc cả trực tiếp với hãng vận tải/ hãng tàu dẫn đến việc dễ bị ép giá.
So sánh Logistics và Forwarder: Điểm khác nhau mà bạn nên biết
Hoạt động của forwarder bao gồm việc xử lý vận chuyển hàng hóa (bằng các phương thức vận tải) từ điểm đi tới điểm đích theo hợp đồng. Tuy nhiên, logistics đa dạng và phức tạp hơn với nhiều hoạt động hơn, có tính tổng thể và cung cấp nhiều dịch vụ khác hỗ trợ quá trình kinh doanh, xuất nhập khẩu của khách hàng, trong đó bao gồm cả forwarding.
Vậy nên ta có thể đi đến kết luận quan trọng, forwarding là một bộ phận/một khâu không thể thiếu trong chuỗi dịch vụ logistics. Lưu ý, một công ty logistics không bắt buộc phải có đầy đủ tất cả các dịch vụ nêu trên. Còn các công ty cung cấp đơn lẻ về lưu kho, vận tải, giao nhận, đóng gói hay làm dịch vụ thông quan,…có thể chỉ thực hiện một số hoạt động liên quan tới logistics.
Đối với forwarder, vì có nhiều khâu tương đồng với logistics (như thông quan, làm thủ tục, giao nhận hàng hóa quy mô quốc tế,…), với mục đích để nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh thì họ sẽ nhận mình là một công ty logistics. Điều đó gây nên sự nhầm lẫn giữa hai khái niệm trên. Chốt lại Forwarder chỉ là một bộ phận nhỏ trong chuỗi logistics tổng thể mà thôi
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan để nhằm so sánh Logistics và Forwarder khiến nhiền người đang quan tâm. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để indochinapost giải đáp hộ bạn nhé!!!