Nội Dung Chính
Xuất nhập khẩu hàng hóa tại Việt Nam luôn là chủ đề nóng của nhiều doanh nghiệp. Tuy rằng những năm gần đây, thị trường xuất khẩu các mặt hàng tại nước ta có những chuyển biến tích cực nhưng đi liền đó lại là những khó khăn đáng bàn về sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Chọn mặt hàng xuất khẩu tiềm năng là bước đi đầu tiên doanh nghiệp cần phải quan tâm khi muốn mang lại lợi nhuận cho công ty trong thời điểm này.
Xuất khẩu hàng hóa tại Việt Nam –Những khó khăn và lợi thế
Xuất khẩu giày dép đang có nhiều khởi sắc
Xuất khẩu giờ đang vẫn giữ vững đà khởi sắc trong những năm gần đây. Cán cân của thương mại hóa vẫn đang đà tăng và góp phần trăm cực lớn vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tuy vậy, thị trường xuất nhập khẩu của chúng ta vẫn có nhiều khó khăn và biến động đáng bàn. Mặc dù năm 2018 chúng ta thu được nhiều lợi nhuận từ xuất khẩu nhưng chủ yếu vẫn là nhờ sự đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Vì vậy, giá trị ra tăng tạo ra được do các doanh nghiệp Việt vẫn rất thấp.
Trong khi đó, thị trường thế giới hiện nay cũng có nhiều biến động không kém. Tổng thống Mỹ áp thuế lên thép nhôm và mặt hàng cá da trơn của Việt Nam dẫn tới sức ép về xuất khẩu thủy sản tại nước ta tăng cao. Thêm nữa, hiệp định thương mại tự do Việt Nam – liên minh châu Âu vẫn chưa được thông qua và Trung Quốc lại nâng yêu cầu thông tin nguồn gốc hàng hóa với mặt hàng nông lâm sản của nước ta gây bất lợi cho ngành xuất khẩu. Linh hoạt trước những biến động thị trường là điều mà các doanh nghiệp đang tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu nên học hỏi ngay hôm nay để giảm những rủi ro cho công ty.
Những mặt hàng nào hiện nay được ưu tiên xuất khẩu tại nước ta?
Chọn đúng mặt hàng ưu tiên xuất khẩu sẽ giúp doanh nghiệp tránh được nhiều rủi ro
Hiện tại, các mặt hàng xuất khẩu tại Việt Nam đã gần như đạt ngưỡng về lượng. Vì vậy, các doanh nghiệp càng cần chiến lược mới nâng cao chất lượng hàng hóa và lựa chọn các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng được nhà nước ưu tiên xuất khẩu để tham gia vào quy trình xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu trong những năm gần đây đã gia tăng hơn so với chỉ tiêu đề ra. Đồng nghĩa với đó, cơ chế mặt hàng xuất khẩu có những chuyển biến khác biệt theo đúng hướng của Chính phủ. Các mặt hàng chủ lực được coi là đối tượng ưu tiên xuất khẩu phải kể đến mặt hàng dệt may, giày dép, máy móc thiết bị và đồng thời phát triển thêm nhóm công nghệ như thiết bị điện tử, máy vi tính.
Tham gia vào thị trường xuất nhập khẩu, các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng luôn được các doanh nghiệp ưu tiên lựa chọn và tập trung đầu tư để mang lại lợi nhuận cho công ty. Đi kèm với những khởi sắc chung của ngành xuất nhập khẩu là những khó khăn mà các doanh nghiệp cần vượt qua. Trong bối cảnh mà nước ta đã mở cửa với những hàng hóa của các nước ASEAN thì thị phần trong nước không còn của riêng các doanh nghiệp nội địa nữa. Dù thị trường trong hay ngoài nước, các mặt hàng của doanh nghiệp Việt vẫn có sự cạnh tranh gay gắt với doanh nghiệp nước ngoài. Thực tế này cho thấy, các doanh nghiệp Việt thời gian tới sẽ cần phải cố gắng, nỗ lực hơn nữa để mở rộng và tìm kiếm thị trường mới đồng thời tìm ra sản phẩm có giá trị cao và tiềm năng xuất khẩu.
Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng nhất hiện nay
Các mặt hàng xuất khẩu tiềm năng trong năm 2018 vẫn là điện thoại di động, linh kiện và lĩnh vực dệt may. Trong những quý đầu năm 2018, 8 nhóm hàng này đang đạt kim ngạch xuất khẩu lên tới trên 1 tỷ USD.
- Điện thoại và linh kiện điện tử: Kim ngạch xuất khẩu này gần như đứng đầu trong các nhóm hàng và tăng 56.6 % so với cùng kỳ năm ngoái.
- Hàng dệt may: Nhóm hàng dệt may xuất khẩu này chủ yếu xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc.
- Máy vi tính và linh kiện: Kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy vi tính và linh kiện tăng 22,7 % so với cùng kỳ năm ngoái.
- Giày dép: Xuất khẩu chủ yếu sang Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ.
- Phương tiện vận tải, phụ tùng: Xuất khẩu nhóm hàng này tăng 19,2% so với cùng kỳ năm ngoái.
- Gỗ và những sản phẩm từ gỗ
- Hàng thủy sản: Xuất khẩu sang EU đạt giá trị khoảng 186 triệu USD trong 2 tháng đầu năm và xuất khẩu sang Hoa Kỳ, Nhật Bản cũng tăng đáng kể.
- Máy ảnh, linh kiện và máy quay phim. Kim ngạch xuất khẩu này đạt 769 triệu USD trong hai tháng đầu năm.
- Sắt thép các loại: Kim ngạch xuất khẩu tăng 39,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ yếu xuất khẩu sang Campuchia, Indonesia.
Thị trường xuất nhập khẩu nói chung và xuất khẩu nói riêng luôn đi kèm cơ hội và thách thức. Các doanh nghiệp cần nỗ lực và cố gắng nhiều hơn trong việc tìm ra mặt hàng tiềm năng cho công ty mình. Dựa vào thị trường thế giới và những mặt hàng xuất khẩu đang được ưu tiên sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất.