Nội Dung Chính
Hợp tác cùng nhau bổ trợ làm giảm chi phí hoạt động. Đây là trường hợp của ba liên minh vận chuyển lớn hoạt động trên quy mô toàn cầu. Các liên minh này đang tiếp tục mở rộng; thêm các thành viên mới. Nhưng chính xác thì những Liên minh Vận chuyển này là gì? Cùng INDOCHINA POST tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Liên minh hãng tàu là gì?
Liên minh hãng tàu, hay còn được biết với cái tên liên minh đường biển, đại diện cho một loại thỏa thuận hợp tác giữa các hãng tàu nhằm bao quát các tuyến thương mại khác nhau nhờ sự hợp tác của nhiều thành viên trên quy mô toàn cầu.
Nói một cách đơn giản, liên minh hãng tàu là một nhóm các hãng tàu hợp tác với nhau nhằm hướng tới mục tiêu chung có lợi cho tất cả các bên, không chỉ cho chính họ mà còn cho khách hàng, thông qua việc mang đến giá cước, tuyến đường và thời gian vận chuyển tốt hơn cho các lô hàng của khách.
Các liên minh hãng tàu lớn trên thế giới
Hiện nay, trên thế giới, có ba liên minh đường biển đóng vai trò chủ chốt trong thương mại toàn cầu là: 2M Alliance, Ocean Alliance và THE Alliance.
Ba liên minh này chiếm thị phần rất lớn trên thị trường vận tải bằng đường biển. Bên cạnh đó, top 10 các hãng tàu lớn nhất đều nằm trong ba liên minh này.
- 2M Alliance: Maersk (sở hữu Hamburg Sud), MSC
- Ocean Alliance: CMA CGM, Evergreen, OOCL và COSCO Shipping (mới sát nhập).
- THE Alliance: Yang Ming, Hapag-Lloyd (đã sát nhập với UASC), HMM.
Ba liên minh này không chỉ có quy mô đáng kể với số lượng thành viên lớn, mà còn kiểm soát 77,2% lưu lượng container toàn cầu và 96% lưu lượng container của tất cả các tuyến giao dịch Đông Tây. Chính điều này giúp họ nắm thế chủ động trong các cuộc thương lượng và có thể gây áp lực lên các cảng khác nhau nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các thành viên trong liên minh. Sức mạnh thương lượng này giúp giảm các mức thuế quan và hưởng mức chiết khấu cao hơn. Hơn nữa, những khoản tiết kiệm chi phí này có thể mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng của họ.
Lợi ích đối với các chủ hàng
Các liên minh hãng tàu đã mang lại lợi ích cho các tàu container cỡ lớn và cảng lớn dưới hình thức phân bổ nguồn lực tốt hơn, giảm thiểu chi phí hoạt động, mở rộng phạm vi dịch vụ và tối ưu hóa ở tất cả các cấp. Tất cả góp phần mang lại lợi thế kinh tế nhờ quy mô tốt hơn. Chúng ta có thể cảm nhận rõ điều này ở các doanh nghiệp lớn, nơi họ tận dụng mọi tuyến đường thương mại chính trên toàn thế giới, cũng như các hàng giữa đường, cho đến những chủ hàng nhỏ hơn chỉ đang sử dụng một trong số các các tuyến thương mại quốc tế.
Các chi phí hoạt động thường có thể thay đổi đáng kể dựa trên sự thay đổi của nền kinh tế hoặc môi trường chính trị ở nơi các tuyến vận tải giao nhau. Tuy nhiên, việc có các liên minh thay mặt cho các chủ hàng ở khắp nơi sẽ giúp hạn chế tình trạng này.
Tầm quan trọng của các liên minh hãng tàu trong thương mại toàn cầu
Các liên minh hãng tàu mang đến lợi ích rất lớn cho những bên liên quan. Các hãng vận tải lớn và các chủ hàng nhỏ hơn đều hưởng lợi từ các đặc quyền mà liên minh mang lại. Chúng rất cần thiết cho việc đàm phán của các chủ hàng về các tuyến thương mại khác nhau ở bất kỳ nơi đâu trên thế giới.
Các loại liên minh này cực kỳ quan trọng khi xét đến chi phí hoạt động cho một tài khoản vận chuyển chiếm hơn 67% tổng chi phí vận hành hoạt động đó.Trong 67% này, 46% liên quan đến chi phí nhiên liệu (bunker fee), 21% còn lại liên quan đến phí cảng. Cả hai chi phí này đều có thể thay đổi và biến động bất cứ lúc nào. Trong điều kiện kinh tế khắc nghiệt, các hãng tàu không thể tự cung cấp dịch vụ nếu các tàu của họ bị ràng buộc trên một tuyến đường cụ thể trong nhiều tuần liên tục khiến các tuyến khác không được đảm bảo. Đây là lúc các liên minh hãng tàu phát huy vai trò của mình.
Các liên minh hãng tàu giúp giảm các chi phí biến đổi này thông qua việc sử dụng các tài nguyên được chia sẻ như mạng lưới, bến cảng và tàu dọc theo các tuyến đường cụ thể. Khi tham gia vào liên minh, các hãng tàu lớn hơn có thể tận dụng nguồn lực của tất cả các thành viên. Ngược lại, các hãng nhỏ hơn có thể tận dụng phạm vi dịch vụ và nguồn lực mở rộng đó mà không cần đầu tư vào việc tăng quy mô đội tàu.
Các liên minh hãng tàu hoạt động như thế nào?
Dù có sự khác biệt giữa các liên minh, họ đều có cách hoạt động khá giống nhau. Các lĩnh vực chính trong giao tiếp và chia sẻ thông tin bao gồm kế hoạch xếp hàng, phân công tàu và lên lịch trình cũng như giải quyết vấn đề. Ngoài ra, họ sẽ cùng thảo luận về cách điều chỉnh các loại nhiên liệu, các vấn đề môi trường, hiệu suất hoạt động và các lỗi động cơ. Hãng tàu sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn khi đóng góp cho liên minh những phương tiện vận chuyển cũng như các tuyến đường thương mại hiện có
Lựa chọn cảng thường phụ thuộc vào các cuộc đàm phán giữa các thành viên trong liên minh và có thể khác với sự lựa chọn của một thành viên nào đó. Điều này đặc biệt gây tranh cãi đối với các hãng vận tải có quyền sở hữu lớn tại các bến container, vì các đối tác chia sẻ tàu thường có cổ phần tại các bến container khác nhau. Mặc dù các liên minh đã thiết lập các trung tâm hoạt động chung để cho phép các thành viên phối hợp chặt chẽ hơn, nhưng sự phối hợp này không phải là chuẩn mực và diễn ra chủ yếu trên cơ sở song phương.
Việt Nam ta cũng đang rất quyết tâm với đề án phát triển đội tàu container lớn phục vụ xuất nhập khẩu do Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam (VLA) xây dựng; và liên minh nào sẽ được chọn?
Với phương châm Uy tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh
Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách.
Xem thêm tại: https://indochinapost.com/
Cụm từ tìm kiếm: liên minh các hãng tàu viet nam, liên minh các hãng tàu n tren the gioi, liên minh các hãng tàu nhat, liên minh các hãng tàu n chuyen quoc te, liên minh các hãng tàu