Chuyến vận chuyển hàng hóa về miền Tây Nam Bộ đã để lại cho lái xe Đào Văn Dịu nhiều kỷ niệm và kinh nghiệm quý báu. Trong đó, phải kể đến kinh nghiệm lái xe qua phà Cố Chiên.
Như đã chia sẻ ở bài trước, cung đường vận chuyển hàng hóa từ TP.HCM đến Trà Vinh qua phà Cổ Chiên(vượt sông Cổ Chiên). Bến phà này nằm trên quốc lộ 60, nối hai tỉnh Bến Tre và Trà Vinh. Bến phà Cổ Chiên có từ trước những năm 1975 nhưng đã bị ngưng hoạt động một thời gian. mãi đến năm 2008 bến phà mới hoạt động trở lại. Đến năm 2015, khi cây câu Cổ Chiên được khánh thành và đi và sử dụng thì lượng phương tiện qua phà mới được giảm tải.
Năm 2014, phà Cổ Chiên vẫn đang trong quá trình hoạt động gồm 8 chiếc, trọng tải 100 tấn/chiếc chạy liên tục. Do lưu lượng tham gia lưu thông quá lớn, nhất là vào những giờ cao điểm hay những ngày nghỉ Lễ, Tết vẫn xảy ra hiện tượng ùn tắc . Đối với những lái xe đã có kinh nghiệm thì việc qua phà trở nên dễ dàng, nhưng với những lái xe lần đầu tiên qua phà như anh Dịu thì cũng cần phải nhờ vào sự trợ giúp của người đã có kinh nghiệm để lái xe được an toàn hơn.
Anh Dịu chia sẻ:” Mình lái xe băng đèo, vượt núi ngoài Bắc đã nhiều, nhưng lần đó nhìn thấy sông nước lại thấy hơi lo. Lần đầu tiên chắc ai cũng thế. Mình còn nhớ, lần đó, vừa tới gần mép phà thì thấy mép phà lên cao quá, mình cũng hơi lo nên không dám bò lên. Ngó bên cạnh thấy có một anh xe tải đang chuẩn bị lên phà, mình chờ cho anh lên trước. Khi xe lên được phà thì thấy cái phà hạ xuống bằng mặt đường, thế là mình cứ thế bò lên”. Đi rồi mới rút ra được kinh nghiệm lái xe qua phà như sau:
1. Cách lên, xuống phà an toàn:
– Lấy xe đằng trước làm xi nhan để việc lái xe xuống phà được dễ dàng hơn.
– Chỉ người lái xe mới được ngồi trong xe khi lên, xuống phà(trừ người già yếu và bệnh tật).
– Khi xuống phà thì các xe ô tô, xe to xuống trước rồi mới đến người.
– Khi lên phà thì người lên trước rồi mới đến xe
– Đối với những trường hợp: phà đã đông, mép phà không sát với bến, độ dốc không phù hợp thì lái xe cần có các phương án lùi – tiến xe vào phà thích hợp để có thể ra khỏi phà một cách an toàn nhất.
– Nếu lựa chọn cách lái chéo vào phà thì nên quan sát trước để ý đến tránh làm hư hại ba – đờ – sốc.
2. Chọn vị trí đỗ xe an toàn:
– Luật giao thông đường bộ quy định, khi đỗ xe trên phà, tất cả mọi người phải ra khỏi xe trừ tài xế và người già, yếu không có khả năng đi lại được.
– Lái xe nên ở trên xe để kịp thời xử lý các sự cố bất ngờ xảy ra.
– Với xe tải hoặc những xe con, xe khách số sàn thì nên cài số và kéo phanh tay. Để đảm bảo an toàn nhất khi xe thường xuyên phải qua phà bạn nên có thêm nhưng chiếc chèn bánh bởi khoảng trống giữa các xe trên phà không nhiều. nếu phà cập bến bị đâm mạnh có thể khiến xe đâm vào đuôi xe trước gây hư hại cho cả hai xe.
– Đối với xe số tự động, nên để P và phanh tay. Bởi lẽ nếu chỉ để N và phanh tay, trong nhiều trường hợp sự rung lắc kết hợp với trọng tải lớn làm phanh tay mất tác dụng, xe bị trôi ra khỏi chỗ đỗ, gây ra những tình huống nguy hiểm.
– Chọn chỗ đỗ xe hợp lý còn tùy thuộc vào tải trọng lượng hàng trên xe cũng như sự rung lắc của phà khi di chuyển.
– Khi cập bến, phà đâm vào bến nên thường có hiện tượng xe cộ, đồ vật trên phà dồn về phía trước theo quán tính, Vì vậy, hàng hóa trên xe cần được chằng buộc chắc chắn, sắp sếp ngăn nắp, cẩn thận tránh xô lệch dẫn đến móp, méo, hư hỏng hàng hóa.
Trên đây là những chia sẻ của anh Dịu về kinh nghiệm lái xe qua phà mà bản thân anh đúc rút được từ thực tế. Hiện nay, bến phà Cồ Chiên đã được thay thế bằng cầu Cồ Chiên, các phương tiện lưu thông đường bộ sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, vận chuyển hàng hóa về miền Tây sông nước Đồng Bằng Sông Cửu Long lái xe sẽ còn gặp rất nhiều bến phà khác nữa. Và hy vọng, những chia sẻ của anh Dịu phần nào giúp ích được cho những lái xe mới lần đầu tiên qua phà ở miền Tây./.