Hiện nay, những chuyến vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Sơn La đã trở thành chuyến hàng thường nhật, nhiều anh em lái xe đã quá quên thuộc với từng cung đường dẫn tới Sơn La, thậm chí, họ còn nắm chắc bản đồ địa hình tỉnh Sơn La trong lòng bàn tay. Nằm cách thủ đô Hà Nội 320 km về phía Tây Bắc Việt Nam, Sơn Là là một tỉnh miền núi tiếp giáp với nhiều tỉnh, thành miền núi như Yên Bái, Phú Thọ, Hòa Bình, Điện Biên, Thanh Hóa. Sơn La có 250 km đường biên giới tiếp giáp với nước Cộng hào dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Lóng Sập và Chiềng Khương. Do vậy, hoạt động thông thương , giao lưu văn hóa, kinh tế giữa các vùng trong đất nước và giữa các quốc gia với nhau trên địa phận tỉnh Sơn La diễn ra rất nhộn nhịp. Những chuyến vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Sơn La nói riêng và từ Sơn La đi khắp các tỉnh, thành nói chung ngày càng tăng. Tuy là một tỉnh miền núi gặp nhiều khó khăn, so với các địa phương khác trên cả nước tốc độ phát triển kinh tế – xã hội mới chỉ ở mức trung bình. Nhưng toàn thể chính quyên và nhân dân các dân tộc Sơn La đã không ngừng nỗ lực, phấn đấu thúc đầy kinh tế tăng trưởng, mức sống bình quân của người dân ngày càng được nâng cao, diện mạo cảnh quan, giao thông, kinh tế, xã hội cảu tỉnh đã có những bước thay đổi đáng kể.
Toàn tỉnh Sơn La hiện tại có 6 tuyến Quốc lộ đi qua, bao gồm các tuyến : QL6, QL37, QL43,QL4G, QL279 và QL32B với tổng chiều dài 597 km. Trong đó phải kể đến Quốc lộ 6, tuyến giao thông huyết mạch kết nối từ Hà Nội lên Sơn La dài 320 km đã được nâng cấp thuận tiện cho lưu thông vận chuyển hàng hóa từ miền xuôi lên và từ trung tâm Thành Phố Sơn La đi các tỉnh Điện Biên, Lai Châu. Trong hệ thống quy hoạch đường Quốc lộ đi qua địa bàn Tỉnh Sơn La, không thể không nhắc tới Quốc Lộ 43 – con đường bộ cấp Quốc Gia. Đây là tuyến quốc lộ nằm trong địa phận tỉnh Sơn La, có tổng chiều dài hơn 100 km. Điểm bắt đầu tại ngã ba Gia Phù, giaoi cắt với Quốc Lộ 37. Và Kết thúc tuyến quốc lộ tại cửa khẩu Pa Háng (hay còn gọi là cửa khẩu Lóng Sập) nằm ở vùng biên giới hai nước Việt Nam và Lào.
Quốc lộ 43 gặp Quốc lộ 6 tại thị trấn Mộc Châu và gặp phà Vạn Yên qua Sông Đà. Nếu muốn từ Thị Trấn Mộc Châu tiếp tục vận chuyển hàng hóa đến Sơn La, anh e lái xe rẽ về Quóc Lộ 43, đi khoảng 30km sẽ đến Phà Vạn Yên. Qua phà đi tiếp 30km là đến thị trấn Phù Yên. Đường nhựa rộng rãi, láng nhựa đẹp, dễ đi. ” Tuy nhiên cũng cần cẩn thận vì đường nhiều xương mù tầm nhìn sẽ bị hạn chế . Nếu trời nắng ráo thì cung đường rất đẹp, không phải lăn tăn”, lái xe Đỗ Quốc Trưởng chia sẻ. Nói thêm về hoạt động của Phà Vạn Yên, lái xe Nguyễn Thanh Tùng cho biết :” Phà Vạn Yên hàng ngày cũng đón nhận rất nhiều đợt xe tải qua lại. Thời gian chạy phà trong ngày được chia làm 2 ca liên tục từ 5 giờ đến 21 giờ (Khoảng 43 chuyến/ ngày). Hàng năm, phà chỉ dừng hoạt động khi mực nước sông cạn là khoảng thời gian từ tháng 05 đến tháng 07″
Sơn La có vị trí la trung tâm kết nối giữa Hà Nội – Hòa Bình với Điện Biên và Lai Châu trên trục Quốc Lộ 6, kết nối với tỉnh Thanh Hóa qua quốc lộ 15, kết nối với Phú Thọ qua Sông theo quốc lộ 43, đồng thời Tỉnh Sơn La có 2 cửa khẩu Lóng Sập và Chiềng Khương kết nối với các tỉnh Bắc Lào. Vì vậy, những chuyến vận chuyển hàng hóa từ Sơn La đi khắp các tỉnh, thành và ngược lại rất nhiều. Nắm bắt được nhu cầu vận tải của thị trường, trong nhưng năm gần đây,Indochinapost đã không ngừng đầu tư thêm nhiều loại xe trọng tải từ 1,25 tấn trở lên để phục vụ khách hàng được tốt hơn. Đáp ứng tối đa nhu cầu vận tải, vận chuyển hàng hóa của khách hàng, tạo ra uy tín và giá trị thương hiệu Indochinapost./.