Nội Dung Chính
Hôm nay mình chia sẻ với các bạn về một số kiến thức liên quan đến bảo hiểm hàng hóa và quy trình xử lý bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển.
1. Bảo hiểm hàng hóa là gì?
Bảo hiểm hàng hóa là một trong những nghiệp vụ quan trọng trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, thực tế nhiều bạn làm trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thực tế vẫn yếu. Do vậy, mình chia sẻ chút kinh nghiệm mong sẽ phần nào giúp các bạn rõ hơn về vấn đề này.
Bảo hiểm là một cam kết bồi thường về mặt kinh tế, trong đó người được bảo hiểm phải đóng một khoản tiền cho đối tượng được bảo hiểm và được gọi là phí bảo hiểm. Đối tượng được bảo hiểm là hàng hóa hữu hình
Các phương thức được bảo hiểm trong hoạt động xuất nhập khẩu như
+ Vận tải đường sắt
+ Vận tải đường bộ
+ Vận tải đường biển
+ Vận tải đường hàng không
– Đối tượng mua bảo hiểm trong xuất nhập khẩu được dựa theo các điều kiện thương mại quốc tế Incoterm 2010
– Các điều kiện bảo hiểm
• Điều kiện thông thường
+ Điều kiện loại A
+ Điều kiện loại B
+ Điều kiện loại C
• Điều kiện đặc biệt
+ Chiến tranh
+ Đình công
Chi tiết về các rủi ro được bảo hiểm và các rủi ro được loại trừ mình sẽ viết vào một bài khác, nhằm tránh quá dài, hơn nữa phần lớn các bạn quan tâm đến quy trình và các giấy tờ cần có khi xử lý một lô hàng cần được bảo hiểm khi xảy ra tổn thất.
2. Quy trình xử lý bảo hiểm trong trường hợp có tổn thất hàng hóa bằng phương thức vận chuyển đường biển
– Người mua bảo hiểm là người bán hàng hóa
– Người thụ hưởng bảo hiểm là người mua hàng tại cảng đến
– Điều kiện vận chuyển đường biển có lien quan đến bảo hiểm là CIP và CIF.
– Điều kiện bảo hiểm là A, B hoặc C
– Phí mua bảo hiểm khoảng 0.06 – 0.075% tính trên trị giá mua bảo hiểm
– Trị giá mua bảo hiểm có thể là giá FOB hoặc giá CIF
– Mọi quy định liên quan đến trách nhiệm và các điều khoản miễn trừ được quy định trong ICC 2009 (Institude Cargo Clauses)
Quy trình xử lý bảo hiểm hàng hóa cho phương thức vận chuyển đường biển khi có tổn thất
– Người được bảo hiểm thông báo tổn thất hàng hóa cho người mua bảo hiểm
– Người mua bảo hiểm gửi thông báo tổn thất cho người bảo hiểm
– Người bảo hiểm tiến hành giám định và xác định tổn thất nếu cần thiết, việc giám định sẽ được tiến hành ngay sau khi người nhận hàng thông báo có tổn thất hàng hóa. Quá trình giám định được thực hiện độc lập và chịu sự giám sát của người được bảo hiểm
– Người được bảo hiểm ký ủy quyền (POA – Power Of Attorney) cho người mua bảo hiểm tiến hành các thủ tục để yêu cầu bồi thường
– Người mua bảo hiểm (người được ủy quyền) tiến hành gửi bộ hồ sơ thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa, cụ thể
+ Ủy quyền của người được bảo hiểm cho người mua bảo hiểm
+ Thông báo tổn thất bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm)
+ Yêu cầu bồi thường bảo hiểm hàng hóa (theo mẫu của công ty bảo hiểm) kèm bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa tổn thất được bảo hiểm
+ Invoice và packing list của lô hàng có mục hàng bị tổn thất.
+ Bill vận chuyển đường biển của lô hàng có mục hàng bị tổn thất
– Sau khi lô hàng được giám định và xác định rõ số tiền được bảo hiểm thì công ty bảo hiểm tiến hành gửi thông báo bồi thường và miễn trách, cụ thể chính là thông báo số tiền được bồi thường cho người mua bảo hiểm
– Ngoài ra, công ty bảo hiểm sẽ gửi kèm thông báo bồi thường các giấy tờ khác như
+ VAT invoice
+ Debit note
+ Endorsement note
+ Declaration for export
Bài viết có thể chưa hoàn toàn bao quát được hết các tình huống phát sinh, nhưng chắc chắn giúp các bạn định hình về tư duy và cách thức giải quyết bảo hiểm khi có tổn thất.
Mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu hơn về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Nếu bạn còn thắc mắc về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và cần tư vấn về khóa học xuất nhập khẩu hà nội tphcm hãy để lại bình luận bên dưới, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp.