Nội Dung Chính
Cước vận chuyển hàng không từ châu Á đạt mức cao mới
Giá cước vận chuyển hàng không đã đạt mức cao mới vào tuần đầu tiên của tháng 9, trong thời điểm hàng không đang chuẩn bị cho đợt nhu cầu vận chuyển xuyên Thái Bình Dương lớn trong quý 4/2024.
Cước vận chuyển hàng không toàn cầu tăng
Theo WorldACD, cước giao ngay toàn cầu trung bình tăng 6% trong tuần 36 của năm. Cao hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Giá cước xuất phát từ khu vực châu Á-Thái Bình Dương tăng 6% theo tuần. Trong khi Trung Đông và Nam Á tăng 7% – cao hơn 41% và 101% so với năm trước.
Giá cước hợp đồng cũng đã tăng 3% theo tuần, đánh dấu mức tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Và cao hơn 51% so với tuần cùng kỳ tháng 9 năm 2019.
“Chúng tôi đang khai thác ở mức tối đa” Jeffrey Van Haeften, Phó Chủ tịch Cấp cao phụ trách thương mại hàng hóa toàn cầu của Emirates, phát biểu tại hội nghị EU CBEC tuần trước. “Năm nay, nhu cầu sẽ cao hơn nhiều, vì vậy chúng tôi thực sự tin rằng bất kể chúng tôi có làm gì sức chở hàng hóa vẫn sẽ là một vấn đề.”
Rob Veltman, Phó Chủ tịch phụ trách hàng hóa châu Âu của Qatar Airways. Cho biết với các đại biểu: “Nhìn chung, giá cước đang tăng lên, vì thiếu hụt sức chở. Điều này sẽ kéo dài trong một thời gian và người tiêu dùng vẫn đang tiếp tục mua sắm. Tình trạng lạm phát cao đang xảy ra khắp mọi nơi trên thế giới. Vì vậy người tiêu dùng muốn mua những món hàng giá rẻ trên internet. Chúng tôi đang đáp ứng nhu cầu đó trong mùa cao điểm. Điều gì sẽ xảy ra sau đó, chúng ta hãy cùng đón chờ.”
Dự đoán quý 4 sẽ là một quý khó khăn
Các công ty giao nhận (forwarders) nói với The Loadstar rằng họ dự đoán quý 4 sẽ là một quý khó khăn trong đối với ngành hàng không.
“Rất có thể sẽ xảy ra tình trạng khan hiếm công suất so với nhu cầu. Thị trường thuê chuyến có vẻ rất căng thẳng. Từ những gì tôi quan sát được, chúng ta đang đang đến rất gần tình trạng thị trường như vậy” một chuyên gia nhận định với The Loadstar. “Chuyến bay từ Ấn Độ và Trung Quốc đến Mỹ có vẻ sẽ gặp khó khăn, tương tự với tại châu Âu.”
Freightos lưu ý rằng nhu cầu vận chuyển đã bắt đầu tăng. “Sự bùng nổ về khối lượng thương mại điện tử vận chuyển bằng hàng không hiện đang có tác động vượt ra ngoài Trung Quốc. Với các báo cáo về tình trạng tắc nghẽn tại các trung tâm hàng không ở Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và Philippines. Ngay cả trước thời điểm nhu cầu dự kiến gia tăng trong quý 4.”
Freightos cũng cho biết chỉ số hàng không của họ đã ghi nhận giá cước từ Trung Quốc đến Bắc Mỹ đạt 5,82 USD/kg trong tuần trước. Và 3,45 USD/kg đến châu Âu: “Mức giá này thường chỉ xảy ra trong mùa cao điểm.”
Gía cước vận chuyển hàng không giao ngay tăng lớn
WorldACD cho biết thêm: “Một trong những mức tăng giá lớn nhất trong tuần 36 là mức tăng +18% của giá giao ngay từ Trung Quốc-châu Âu. Lên 4,39 USD/kg – một trong những mức cao nhất trong năm nay.
“Giá cước giao ngay từ Thái Lan-châu Âu cũng tăng vọt thêm +14%. Lên 3,73 USD/kg – mức tăng hơn 1/3 (+34%) chỉ trong 3 tuần. Đưa giá cước giao ngay từ Thái Lan-châu Âu lên gần gấp đôi (+86%) so với cùng kỳ năm ngoái.
“Giá giao ngay trung bình từ Châu Á Thái Bình Dương-Hoa Kỳ tăng thêm +3%. Lên 6,16 USD/kg – mức cao nhất trong nhiều tháng và tăng +64% so với cùng kỳ năm trước.”
Tuần trước, Lufthansa Cargo đã công bố lịch trình bay mùa đông của hãng. Cụ thể, hãng đã mở rộng thêm các chuyến bay của máy bay 777F và thêm một tuyến bay xuyên Thái Bình Dương. Một chuyến bay luân phiên hàng tuần sẽ kết nối Frankfurt với Thành phố Hồ Chí Minh và Los Angeles. Chuyến bay trực tiếp xuyên Thái Bình Dương đầu tiên của hãng. Hãng cũng sẽ tăng tần suất đến các điểm đến tại Trung Quốc và Ấn Độ. Để “đáp ứng sự tăng trưởng liên tục trong các lô hàng thương mại điện tử.”
Kỳ vọng quý 4 sẽ tiếp nối của quý 3
Phát ngôn viên của hãng hàng không này đã chia sẻ với The Loadstar: “Chúng tôi kỳ vọng một quý 4 mạnh mẽ và là sự tiếp nối của quý 3. Tức là các hoạt động năng động trên các tuyến bay giữa Ấn Độ-Châu Âu và Châu Á – Thái Bình Dương – Châu Âu. Nhưng trong quý 4, có thêm nhiều kết nối với các khu vực châu Mỹ.”
“Mặc dù khó có thể dự đoán được thật chính xác, chúng tôi vẫn rất lạc quan về thị trường.”
Tuy nhiên, Tom Owen, Giám đốc Điều hành của Cathay Cargo. Đã lưu ý về sự mất cân bằng lớn trong lưu lượng vận chuyển tại thương mại điện tử.
“Chúng tôi ký hợp đồng dài hạn khá xa, vì vậy chỉ còn một số chỗ cần lấp đầy thêm trong mùa cao điểm. Thách thức mà thương mại điện tử mang lại rất cụ thể. Vì vậy, toàn ngành đang phải đối mặt với những thách thức lớn, cố gắng tìm cách xử lý hàng khi các máy bay đến và đi.”
Liên hệ INDOCHINA POST để nhận được sự hỗ trợ tốt nhất!
Xem thêm:
Quy định mới về ghi thành phần dinh dưỡng trên nhãn thực phẩm
Chiến lược hình thành chuỗi dịch vụ logistics chuyên sâu, hiện đại