Nội Dung Chính
- phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông,
- cảng biển,
- kho bãi,
- tập trung phát triển nguồn nhân lực logistics.
Việt Nam – Hàn Quốc hợp tác trong lĩnh vực logistics
Ngành Logistics đặc biệt quan trọng
Ngành logistics ở Việt Nam đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đầy phát triển kinh tế – xã hội. Đang được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng. Nhất là sau khi dịch COVID-19 được kiểm soát và các hoạt động sản xuất tăng trưởng trở lại.
Vì vậy, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, đầu tư Việt Nam và Hàn Quốc trong lĩnh vực logistics. Cùng với các biện pháp giúp nâng cao trình độ công nghệ của Việt Nam trong lĩnh vực logistics. Góp phần thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
Những Trung tâm Logistics có quy mô lớn và vừa
Theo ông Vũ Bá Phú, báo cáo sơ bộ của 45/63 tỉnh, thành phố trên cả nước cho thấy. Hiện có 69 trung tâm logistics có quy mô lớn và vừa, phân bổ tập trung ở một số khu công nghiệp. Hiện nay, một số địa phương như An Giang, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bắc Ninh. Cao Bằng, Đà Nẵng, Đồng Tháp, Hà Tĩnh, Hậu Giang, Kiên Giang, Nghệ An, Tiền Giang, Quảng Ninh. Đang tập trung triển khai, kêu gọi thu hút đầu tư vào các trung tâm logistics hạng I, hạng II, các trung tâm logistics chuyên dụng.
Với sự bùng nổ mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ 4.0. Các trung tâm logistics theo kiểu truyền thống đã dần chuyển đổi sang trung tâm logistics thế hệ mới. Áp dụng công nghệ 4.0. Bên cạnh đó, các chính sách như Quyết định 200/QĐ-TTg và Quyết định 221/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển dịch vụ logistics Việt Nam đến năm 2025 cũng đang được triển khai thực hiện nhằm đạt được mục tiêu giảm chi phí, nâng cao hiệu quả logistics.
Hàn Quốc – Đất nước tiềm năng
Theo nghiên cứu trong năm 2021 của Bộ Công Thương, chỉ số năng lực hoạt động của ngành logistics tăng và đạt 3,34 điểm. Đặc biệt, Việt Nam cũng là nước được xếp hạng trong Top 10 của chỉ số logistics. Ngành logistics ở Việt Nam hiện nay được cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế đánh giá đầy tiềm năng để phát triển mạnh mẽ.
Thống kê từ Cục Xúc tiến thương mại, Hàn Quốc đang ở vị trí là nhà đầu tư lớn nhất vào Việt Nam với hơn 9.200 dự án còn hiệu lực, với tổng nguồn vốn lũy kế đến năm 2021 là 74,7 tỷ USD. Cùng với đó, doanh nghiệp Hàn Quốc hiện có mặt ở mọi lĩnh vực của nền kinh tế Việt Nam: dịch vụ, logistics, tài chính ngân hàng, may mặc, xây dựng, chế tạo, công nghiệp chế biến… tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động địa phương, thúc đẩy các lĩnh vực công nghiệp – xây dựng, dịch vụ, xuất khẩu phát triển, góp phần chuyển đổi cơ cấu.
Hàn Quốc hợp tác cùng Việt Nam trong khai thác thị trường Logistics
Do vậy, để doanh nghiệp Hàn Quốc nắm bắt được cơ hội, hợp tác cùng doanh nghiệp Việt Nam khai thác thị trường logistic, ông Kim Sam Mo cho rằng cần hình thành hệ thống EDI (hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử); trong đó, các bên liên quan đến logistics như công ty vận tải, kho hàng, hải quan… được kết nối thông qua hệ thống điện tử duy nhất thì việc nhận và xử lý nghiệp vụ sẽ tiết kiệm nhiều thời gian.
Chia sẻ tại toạ đàm, ông Đinh Hữu Thạnh- CEO/Chủ tịch Công ty cổ phần Giao nhận Vận tải Con Ong cho hay, không ít doanh nghiệp vận tải lớn của Hàn Quốc đã hiện diện tại Việt Nam. Cùng với đó, nhiều mô hình để doanh nghiệp hai nước hợp tác cùng phát triển như mua bán và sáp nhập, hợp tác tại nước thứ ba để gia tăng quy mô phục vụ. Thế nhưng, để thuận lợi trong quá trình hợp tác, cơ quan quản lý nhà nước cần có hướng dẫn cụ thể hơn nữa về thủ tục hành chính, giúp quá trình hợp tác đầu tư thuận lợi, tiết kiệm thời gian.
Với phương châm Uy tín – chất lượng – giá cả cạnh tranh
Indochinapost Rất hân hạnh được đón tiếp quý khách.
Nguồn: https://indochinapost.com/