Vào tháng 7, tháng 8 hàng năm, quãng đường vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Khoái Châu, Hưng Yên lại ngập tràn quả nhãn. Loại quả này chỉ có vào mùa hè và đặc biệt, theo kinh nghiệm của dân gian, cứ năm nào nhãn sai quả thì năm đó nước sẽ lớn.
Khoái Châu là một huyện thuộc tỉnh Hưng Yên, nơi nổi tiếng là thủ phủ của nhãn lồng, một loại quả có vị ngọt, tính ấm, chỉ có trong mùa hè. Cùng với vải thiều và nhiều loại hoa quả khác, quả nhãn đã trở thành một thứ đặc sản của Việt Nam. Và cũng theo kinh nghiệm của người xưa để lại, thì cứ năm nào nhãn sai là năm đó nước sẽ lớn.
Ngay từ cuối tháng 7/2015, các tỉnh miền Bắc đã phải hứng chịu đợt mưa, lũ kéo dài khoảng 7 ngày. Mực nước tại các sông đều dâng cao. Thậm chí tại nhiều địa phương ở miền Bắc đã bị mưa, lũ gây ngập úng nặng, giao thông bị tê liệt, thiệt hại về con người và kinh tế là rất lớn. Các tuyến giao thông huyết mạch, vận tải hàng hóa từ Hà Nội đi các tỉnh như: Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Bắc Giang, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh… bị chia cắt bởi mưa, lũ. Mưa liên tiếp trong nhiều ngày đã làm cho nhiều địa phương, con đường bị ngập sâu, giao thông ngưng trệ, các phương tiện qua lại rất khó khăn. Để chiếc xe có thể di chuyển qua những đoạn ngập, úng an toàn, người lái xe cũng có những kinh nghiệm lái tốt, phán đoán và thao tác chuẩn xác.
Người xưa thường có câu: “Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau”, khi đi qua các đoạn đường bị ngập, an toàn nhất là đi theo các xe phía trước. Nhưng trong trường hợp đoạn đường tối, vắng xe qua lại, lái xe cần phải xác định mực nước tại đoạn đường bị ngập lụt trước khi quyết định cho xe đi qua.
Trước khi cho xe đi qua chỗ ngập, lái xe nên tháo lọc gió động cơ ra, thông qua khoang động cơ để lấy gió trực tiếp vào thay vì qua đường khí nạp theo xe để tránh cho nước khỏi vào động cơ. Đồng thời, nên tắt công tắc điều hòa, cài số 1, đạp đều ga ở mức độ vừa phải, giữ cho nổ tròn máy và lái từ từ. Tuyệt đối không nên sử dụng côn xe để tránh trường hợp xe bị chết máy. Sau khi vượt qua được đoạn đường ngập lụt, lái xe có thể lắp lọc gió động cơ vào cho các chức năng khác trên xe hoạt động bình thường.
Khi đi qua đoạn ngập lụt, lái xe tuyệt đối không được tăng ga mạnh, bởi việc đạp thốc ga sẽ khiến vòng tua máy tăng cao, vô tình sẽ biến chiếc xe thành một động cơ bơm nước với công suất lớn, nước tràn qua lưới tản nhiệt, đổ vào ống hút, dẫn tới hiện tượng thủy kích làm cong tay biên khiến chiếc xe bị hư hỏng trầm trọng hơn.
Trong trường hợp xe bị chết động cơ, lái xe không nên đề để khởi động xe nhiều lần. Lúc này, giải pháp an toàn nhất chính là rút chìa khóa điện, nhờ sự trợ giúp từ những người xung quanh, đẩy xe qua chỗ ngập và gọi xe cứu hộ giao thông.
Sau mỗi chuyến đi, lái xe nên đưa xe đi bảo dưỡng đê kịp thời sửa chữa những hư hỏng nhỏ, đảm bảo cho xe hoạt động tốt trước khi tham gia những hành trình tiếp theo