Vận chuyển hàng đi Vĩnh Long là chuyến vận chuyển hàng hóa đường trường. Với lộ trình từ 4 đến 5 ngày, người lái xe sẽ phải chia chặng để chạy.
Các lái xe thường chia lộ trình 4 ngày của mình thành các chặng như sau: ngày 1 bắt đầu vận chuyển hàng từ Hà Nội đi Quảng Bình. Ngày 2, tiếp tục vận chuyển hàng hóa từ Quảng Bình vào Bình Định. Ngày 3, vận chuyển từ Bình Định – Phan Thiết. Ngày 4, vận chuyển hàng từ Phan Thiết đến Vĩnh Long. Đi theo Quốc lộ 1 là êm nhất vì nhiều đoạn đường trên Quốc lộ 1 đã được nâng cấp thành đường cao tốc như đoạn đường vận chuyển hàng hóa từ Phan Thiết đi Tp.HCM và từ Tp.HCM đi Tiền Giang. Hết cao tốc Trung Lương, đi tới Vĩnh Long chỉ còn vài chục cây số và đi trên Quốc lộ 1 cũng rất ổn. Đường đi bây giờ thoáng và đẹp hơn trước đây rất nhiều, do vậy, lái xe chỉ cần chú ý làm chủ tốc độ, đi đều tốc, vượt xe an toàn và giữ gìn sức khỏe là chuyến vận chuyển được hoàn thiện. Với các chuyến đi đường trường thì điều quan trọng là lái xe cần ngủ đủ giấc, không cố lái khi tinh thần không tỉnh táo. Chậm một chút mà chắc còn hơn lái nhanh, ẩu và hậu quả xấu.
Ngoài việc đảm bảo sức khỏe qua giấc ngủ, những người mới lái cần lưu tâm một vài kinh nghiệm lái xe đường dài. Đó là luôn nắm chắc luật giao thông đường bộ. Đồng thời chấp hành theo đúng quy định. Vì là lái mới nên sẽ không thể có nhiều kinh nghiệm đi đường, chỉ có chấp hành theo đúng quy định mới giúp lái xe tránh được những phiền phức. Tuy nhiên, thực tế là rất nhiều lái xe vẫn chưa thuộc hết ý nghĩa của các biển báo. Vì vậy, lời khuyên dành cho anh em mới lái xe đó là luôn làm chủ tốc độ và chú ý quan sát các xe đang lưu thông trên đường. Nếu có xe nào đi phía trước mà cùng hướng di chuyển với mình thì từ từ bám sau xe của họ, sau đó căn cứ vào đích đến của mình để có phương án xử lý cho đúng.
Bên cạnh đó, lái xe nên duy trì ở tốc độ vừa phải và chú ý quan sát kỹ các biển chỉ dẫn đường đi để không bị lạc đường, tiêu tốn thời gian không cần thiết. Với những chuyến đường dài, cần có ít nhất hai người song hành, một lái chính, một lái phụ hoặc phụ xe. Người ngồi ghế phụ sẽ giúp lái xe quan sát thật kỹ các biển báo, chỉ dẫn để hỗ trợ lái xe khi cần thiết như khi vào các khúc cua gấp hay các đoạn đường xấu… Nếu cảm thấy mệt mỏi, lái xe có thể tìm vị trí an toàn để nghỉ ngơi hoặc có thể đổi tài cho người đi cùng. Như vậy vừa đảm bảo đúng tiến độ giao hàng hóa mà vẫn đảm bảo an toàn trong suốt chuyến đi đường trường.
Lái xe là một nghề nói dễ thì cũng rất dễ mà nói khó thì cũng rất khó. Một nghề vừa hoạt động động chí óc và hoạt động chân tay. Không kể là người mới lái hay đã có kinh nghiệm lâu năm, “cẩn thận, từ tốn, an toàn, hiệu quả” vẫn luôn được các anh em Indochinapost dặn dò nhau hàng ngày, đặc biệt là trước mỗi chuyến vận chuyển hàng hóa đường dài./.