Nội Dung Chính
Tìm hiểu về quy trình vận tải đường biển chi tiết
Hiểu được quy trình vận tải đường biển giúp khách hàng chủ động hơn trong hoạt động xuất – nhập khẩu. Cũng như làm việc với đơn vị vận chuyển dễ dàng. Sau đây, Indochina Post cung cấp tất tần tật về quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.
1. Tổng quan về dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển
Vận tải đường biển là hình thức sử dụng tàu chuyên chở có tải trọng lớn, kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng đường biển, để vận chuyển hàng hóa đến khu vực trong hoặc ngoài phạm vi một quốc gia. Điểm nổi bật của vận tải đường biển là chi phí thấp, không phát sinh phụ phí như các hình thức khác. Ngoài ra, tuyến đường giao thông trên biển vô cùng thông thoáng, hạn chế xảy ra va chạm nên đảm bảo an toàn cho hàng hóa.
Đối với dịch vụ vận chuyển đường biển, khách hàng còn có thể gửi đi nhiều mặt hàng khác nhau, kể cả hàng siêu trường – siêu trọng hoặc hàng công nghiệp có kích thước cồng kềnh. Vì vậy, hiện nay khi muốn xuất khẩu hàng hóa nội địa – quốc tế thì hầu như khách hàng đều ưu tiên hình thức này để tiết kiệm chi phí lẫn đáp ứng mọi nhu cầu chuyên chở.
2. Chi tiết từ A đến Z quy trình vận tải đường biển
Sau đây là toàn bộ quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường biển với 9 bước (áp dụng cho xuất hàng FCL – hàng nguyên container):
2.1. Bước 1: Nhận yêu cầu từ khách hàng
Khách hàng yêu cầu tư vấn giá và thời gian tàu xuất hàng với tên hàng hóa, volume, trọng lượng. Nhân viên của đơn vị vận chuyển tiến hành tư vấn loại container và lịch tàu phù hợp với yêu cầu của khách hàng.
2.2. Bước 2: Kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu sẵn có
Đơn vị vận chuyển tiếp tục kiểm tra giá và lịch tàu trong dữ liệu có sẵn, sau đó thông báo cho khách hàng. Ngoài ra, để lấy booking tàu thì đơn vị vận chuyển phải cung cấp một số thông tin quan trọng cho hãng tàu, bao gồm:
- Cảng đi (port of loading): Đây là nơi hàng hóa được xếp dỡ lên tàu.
- Cảng chuyển tải: Có 2 hình thức là chuyển tải (transit) và đi thẳng (direct). Tùy vào quy định, thống nhất giữa hai bên, cũng như quãng đường vận chuyển mà có lựa chọn hình thức phù hợp.
- Cảng đến (port of discharge): Đây là nơi hạ container hàng hóa.
- Tên hàng hóa, trọng lượng: Để cung cấp tên hàng hóa, trọng lượng chính xác thì cần dựa vào thông tin trên hồ sơ chứng từ.
- Thời gian tàu chạy (ETD): Đây là ngày dự kiến tàu chở hàng xuất phát.
- Thời gian đóng hàng: Thời gian đóng hàng được xác định theo kế hoạch thống nhất giữa 2 bên.
- Các yêu cầu khác: Bao gồm loại container, kích cỡ, nhiệt độ, độ thông gió cho hàng hóa như thế nào.
2.3. Bước 3: Nhận booking từ line và gửi khách hàng
Nếu khách hàng đồng ý với giá cước vận chuyển và lịch tàu được tư vấn thì công ty vận tải tiến hành lấy booking từ line và gửi đến khách hàng. Ở phía khách hàng có nhu cầu xuất khẩu, sau khi nhận được booking từ đơn vị vận chuyển thì cần kiểm tra thêm lần nữa các thông tin như cảng đi, cảng đến, ngày khởi hành, ngày cắt máng, loại container (container khô hay lạnh, loại 20’ hay 40’) và số lượng container để tránh xảy ra sai sót.
2.4. Bước 4: Nhắc nhở khách hàng đóng hàng và hạ container hàng hóa trước closing time
Bước tiếp theo trong quy trình vận tải đường biển là đơn vị vận chuyển phải dựa theo closing time trên booking, nhắc nhở khách hàng đóng hàng và hạ container hàng hóa trước thời điểm này. Cụ thể:
- Nhà xe/nhân viên giao nhận đem lệnh cấp container rỗng đến phòng điều độ của hãng tàu để đổi lấy lệnh container. Theo đó, hồ sơ này có thể bao gồm packing list container, seal tàu, vị trí cấp container, lệnh cấp container có ký tên của điều độ cảng cho phép lấy container rỗng.
- Tiếp theo, nhân viên giao nhận đưa bộ hồ sơ này cho tài xế kéo container đến bãi chỉ định của hãng tàu và xuất trình lệnh cấp container rỗng đã được duyệt. Sau đó, tiến hành đóng phí nâng container cho phòng thương vụ bãi và lấy container rỗng vận chuyển về kho cho bên xuất khẩu đơn hàng.
- Sau khi đóng hàng xong thì sẽ vận chuyển container có hàng đến cảng chờ xuất hàng (dựa trên booking đã xác nhận) và đóng phí hạ container cho cảng vụ.
2.5. Bước 5: Chuẩn bị chứng từ khai báo hải quan
Để có thể tiến hành khai báo hải quan, khách hàng phải chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ sau:
- 2 bản chính tờ khai hải quan (1 bản dành cho người xuất khẩu, 1 bản dành cho hải quan giữ lại).
- 1 bản sao hợp đồng mua bán hàng hóa.
- 1 bản sao giấy giới thiệu của công ty xuất khẩu.
- 1 Bản sao giấy phép đăng ký kinh doanh có kèm bản chính đối chiếu.
Ngoài ra, hiện nay khách hàng có thể khai báo hải quan thông qua hệ thống hải quan điện tử. Để tiến hành việc này, khách hàng cần có đầy đủ giấy tờ như hóa đơn thương mại (commercial invoice); vận đơn (bill of lading); phiếu đóng gói (packing list); giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O; hóa đơn cước (nếu có) và một số chứng từ liên quan khác.
2.6. Bước 6: Thông quan hàng xuất
Thông quan hàng xuất cũng là một bước quan trọng trong quy trình vận tải đường biển. Cụ thể, đơn vị vận chuyển thực hiện truyền số liệu qua phần mềm khai báo hải quan điện tử và lên tờ khai qua mạng. Lúc này, hệ thống mạng của hải quan tự động thông báo số tiếp nhận hồ sơ, số tờ khai và phân luồng hàng hóa phù hợp:
- Luồng xanh
- Luồng vàng
- Luồng đỏ
2.7. Bước 7: Phát hành vận đơn
Căn cứ vào yêu cầu của khách hàng, đơn vị vận chuyển hoặc hãng tàu sẽ phát hành vận đơn cho người xuất khẩu.
2.8. Bước 8: Gửi chứng từ cho đối tác
Đối với đơn vị vận chuyển hoặc line, nội dung chứng từ gửi đi bao gồm thông tin lô hàng và bill được dùng cho đơn hàng. Trường hợp là shipper invoice, packing list, bill thì không cần đến consignee để làm hồ sơ hải quan và nhận hàng.
2.9. Bước 9: Lập chứng từ kế toán và lưu file
Sau khi hoàn tất quy trình vận tải đường biển thì bộ phận chứng từ tiến hành lập profile hồ sơ, bao gồm: giá mua, giá bán, điều kiện thanh toán, các chứng từ liên quan và chuyển giao đến bộ phận kế toán để theo dõi công nợ.
3. Các quy định quan trọng khi vận chuyển hàng hóa bằng đường biển
Để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển thuận lợi thì ngoài tuân theo quy trình chuyên nghiệp, khách hàng cần nắm rõ thêm một số quy định quan trọng sau đây:
3.1. Quy định về phương tiện vận tải
Phương tiện tham gia vận chuyển hàng hóa đường biển cần đáp ứng tốt về độ an toàn và vệ sinh sạch sẽ. Nhờ vậy, phương tiện ấy mới có thể được cấp phép di chuyển dưới quản lý của cơ quan Giao thông vận tải.
3.2. Quy định về hàng hóa vận chuyển đường biển
Sau đây là các nhóm hàng hóa được và không được phép vận chuyển bằng đường biển:
Các loại hàng hóa được phép vận tải đường biển:
- Khoáng sản có giá trị thấp; hàng hóa siêu trường – siêu trọng; hàng hóa có tính lý hóa,…
Các loại hàng hóa không được phép vận tải đường biển:
- Hóa chất dễ cháy nổ, vũ khí quân dụng, văn hóa phẩm đồi trụy, thuốc phiện, động vật,…
3.3. Quy định đối với đơn vị vận tải
Đơn vị vận tải đường biển bắt buộc phải có bằng do cơ quan Giao thông vận tải cấp. Nguồn nhân lực này cần tham gia các buổi tập huấn, đào tạo, sát hạch để được cấp bằng.
3.4. Quy định đối với chủ hàng
Khi thuê đơn vị vận chuyển hàng hóa bằng đường biển cần chú ý:
- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin cần thiết.
- Cung cấp toàn bộ thông tin về hàng hóa, bao gồm loại hàng, khối lượng, yêu cầu đặc biệt.
- Chuẩn bị giấy tờ, chứng từ để làm thủ tục khai báo hải quan.
3.5. Quy định về an toàn hàng hải
Trường hợp quá trình vận tải biển xảy ra sự cố. Thuyền trưởng trên phương tiện phải thông báo ngay cho nhà chức trách địa phương. Làm báo cáo cụ thể về tình hình tai nạn. Nếu 2 tàu hàng vô tình va phải nhau thì cả hai thuyền trưởng cũng phải gửi thông báo. Làm báo cáo chi tiết với cơ quan thẩm quyền để được giải quyết nhanh chóng.
4. Tại sao lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa đường biển của Indochina Post?
Tính đến nay Indochina Post đã nhiều năm kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ logistics. Dịch vụ vận chuyển hàng hóa bằng đường biển của chúng tôi được lựa chọn vì ưu điểm như:
- Giá cước cạnh tranh, hợp lý
- Quy trình vận tải chuyên nghiệp
- Thời gian vận chuyển nhanh chóng
- Hệ thống mạng lưới rộng rãi
- Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp
XEM THÊM:
Vận tải hàng hóa bằng đường biển