Nội Dung Chính
Ký gửi hàng hóa là một công việc quen thuộc đối với nhiều người. Bạn có thể tiến hành kí gửi đồ, hàng hóa bằng tất cả các phương thức vận tải như: đường sắt, đường bộ, đường hàng không. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu ký gửi nghĩa là gì – đồ, hàng hóa ký gửi là gì?
Tìm hiểu ký gửi nghĩa là gì?
Ký gửi là một dịch vụ phổ biến trong ngành vận tải ở nhiều quốc gia. Theo đó kí gửi hàng hóa là việc bạn đem một hoặc nhiều món đồ (hoặc hàng hóa) của mình đến GỬI cho một đơn vị vận tải nào đó và KÍ xác nhận. Chủ hàng có thể di chuyển cùng thời điểm với đơn hàng hoặc không.
+ Đối với trường hợp hàng hóa, đồ dùng ký gửi được khách mang theo trong cùng một chuyến đi (chuyến tàu, chuyến xe, chuyến bay) thì được gọi là HÀNH LÝ KÝ GỬI.
+ Đối với trường hợp hàng hóa của người gửi được đơn vị vận tải nhận vận chuyển mà người gửi không đi cùng chuyến tàu đó thì gọi là BAO GỬI.
Đồ, hàng hóa ký gửi là gì?
Đồ, hàng hóa ký gửi là những vật thể có giá trị sử dụng (hoặc có giá trị kinh tế) được khách hàng trao gửi cho đơn vị vận tải chuyển đến một địa điểm nhất định. Khách hàng có trách nhiệm bàn giao đồ, hàng hóa và thanh toán phí vận chuyển cho công ty vận tải. Ngược lại, công ty vận tải có trách nhiệm vận chuyển và đảm vảo sự nguyên vẹn của đồ dùng, hàng hóa cho đến khi chuyển đến tay người nhận.
Đồ dùng, hàng hóa kí gửi được phân theo nhiều hạng mục khác nhau nhưng luôn phải tuân thủ theo các quy định của ngành vận tải như:
+ Hàng hóa kí gửi phải là những mặt hàng hợp pháp, không thuộc danh mục hàng cấm của pháp luật Việt Nam.
+ Hàng hóa kí gửi phải đảm bảo sự an toàn, không gây nguy hại hay ảnh hưởng đến tiến độ vận chuyển.
+ Hàng hóa kí gửi không bao gồm tiền vàng, đô la hoặc các vật có giá trị ngang tiền…
+ Hàng hóa kí gửi phải được kiểm tra trước khi tiếp nhận. Đối với những đơn hàng đặc biệt cần phải có giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền.
+ Hàng hóa kí gửi phải được đóng gói, niêm phong cẩn thận trước khi vận chuyển.
+ Khách hàng phải lấy vé hoặc biên nhận cho hàng hóa kí gửi để thể hiện trách nhiệm pháp lý đối với đơn hàng.