Nội Dung Chính
Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng thực phẩm đông lạnh trong nước là rất lớn. Do đó, có không ít công ty, doanh nghiệp hiện nay có mong muốn nhập khẩu các loại mặt hàng đông lạnh vào Việt Nam. Cùng indochinapost.vn tìm hiểu về thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh vào Việt Nam theo Điều 14 Nghị định 15/2018/NĐ-CP và Điều 1 Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT về danh mục hàng hóa thủy sản, động thực vật nhé!
Bước 1 (Thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh): Kiểm tra thông tin Nhà sản xuất ở nước ngoài
Việc đầu tiên, đơn giản nhưng quan trọng, đó là tìm hiểu xem Công ty sản xuất thịt phía nước ngoài đã được phép xuất khẩu sản phẩm của họ vào Việt Nam hay chưa. Bạn có thể tra cứu trên website của Cục Thú y:
Việc tra cứu này rất quan trọng. Vì nếu bên người bán nước ngoài không có tên trong danh sách, nghĩa là không thể nhập hàng vào Việt Nam. Và bạn cần tìm người bán hàng khác đủ điều kiện, hoặc phải làm thủ tục để xin bổ sung vào danh sách nêu trên. Để bổ sung tên nhà sản xuất vào danh sách, bạn cần liên hệ và làm việc trực tiếp với Cục thú y.
Bước 2 (Thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh): Đăng kí kiểm dịch nhập khẩu với Cục Thú y
Khi nhà sản xuất nằm trong danh sách các công ty nước ngoài đủ điều kiện xuất khẩu vào Việt Nam, trước khi hàng về, bạn cần đăng ký với Cục thú y để được kiểm dịch nhập khẩu.
Để đăng ký kiểm dịch nhập khẩu, bạn cần làm công văn đăng ký theo mẫu, cùng với bộ hồ sơ liên quan, nộp tới Cục thú y. Bộ hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch hàng thực phẩm đông lạnh bao gồm:
– Đơn đăng ký Xin giấy phép kiểm dịch
– Bản chụp Giấy đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp
– Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm (CQ)
– Hợp đồng (nếu có)
– Và các chứng từ khác nếu được yêu cầu cung cấp thêm.
Trong phạm vi 05 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm dịch hợp lệ, cơ quan kiểm dịch động vật có trách nhiệm thông báo cho chủ hàng địa điểm, thời gian, nội dung kiểm dịch; kiểm tra vệ sinh thú y khu cách ly kiểm dịch đối với lô hàng đưa về khu cách ly kiểm dịch để kiểm dịch
Bước 3 (Thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh): Lấy mẫu kiểm dịch động vật & Vệ sinh an toàn thực phẩm
Sau khi có Giấy đồng ý của Cục thú y, và giấy báo hàng đến từ hãng vận tải đường biển (hoặc hàng không), bạn làm hồ sơ đăng ký với cơ quan Kiểm dịch động vật. Cơ quan này sẽ làm thủ tục lấy mẫu Kiểm dịch và An toàn thực phẩm cùng lúc.
Về hồ sơ đăng ký kiểm dịch động vật, bạn cần chuẩn bị:
- Giấy đăng ký (theo mẫu)
- Hóa đơn thương mại
- Vận đơn (có chi cục Thú y yêu cầu Vận đơn phải có dấu xác nhận của hãng vận tải)
- Giấy chứng nhận kho chủ hàng đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Gần đây, một số nơi đã yêu cầu làm thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (vnsw.gov.vn). Theo đó, doanh nghiệp phải đăng ký tài khoản, chọn cơ quan (Bộ Nông nghiệp) và loại thủ tục liên quan (Nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật trên cạn), như hình dưới. Sau đó khai báo hồ sơ online cho lô hàng.
Khi làm trực tuyến, bạn điền Giấy đăng ký online (thay cho bản giấy), đính kèm file cần thiết: Hóa đơn, Vận đơn… Sau đó nộp hồ sơ. Bên chi cục sẽ phản hồi nếu hồ sơ sai, thiếu, và sẽ duyệt nếu thông tin đầy đủ, chuẩn chỉnh.
Sau khi hồ sơ được duyệt online, bạn in file Đăng ký đã được cấp số và ngày để nộp cùng Hồ sơ hải quan trong bước kế tiếp. Đồng thời, sắp xếp lấy mẫu tại cảng/kho hàng để làm kiểm dịch (mặt hàng này thường không được tạm giải phóng về bảo quản tại kho riêng).
Bước 4 (Thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh): Thông quan, hoàn tất thủ tục hải quan nhập khẩu
Hồ sơ hải quan thực phẩm đông lạnh nhập khẩu bao gồm:
- Tờ khai hải quan
- 1 Bản chụp Vận đơn
- 1 bản chụp Hóa đơn thương mại
- Giấy phép đăng ký Kiểm dịch đã được duyệt
- Chứng từ khác: Hóa đơn vận chuyển, Certificate of Health…
Công việc cuối cùng sau khi thông quan, bạn làm thủ tục thanh lý tờ khai và đổi lệnh ở cảng, là có thể kéo hàng về kho.
Trên đây là toàn bộ các bước của thủ tục nhập khẩu hàng đông lạnh vào Việt Nam. Để lại bình luận nếu bạn còn gì thắc mắc hoặc liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn thêm nhé!