Cung đường vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Bình Phước thường sử dụng xe tải có trọng lượng từ 5 tấn, 8 tấn, 10 tấn trở lên. Các xe tải vào nội thành nhận hàng sẽ bị giới hạn về thời gian và phải có giấy phép lưu hành mới được hoạt động.
Mạng lưới giao thông trong nội thành Hà Nội dày đặc, mật độ tham gia giao thông rất cao, đặc biệt vào các giờ cao điểm có thể thấy rõ nhất là tình trạng ùn tắc giao thông xảy ra thường xuyên. Thêm vào đó, đường, phố nội đô tương đối nhỏ, hẹp, các xe ô tô trọng lượng, trọng tải lớn muốn di chuyển thuận tiện là rất khó. Chưa kể, bên cạnh đó còn có các quy định thời gian hoạt động cho các phương tiện, do vậy, phương án tăng bo hàng hóa từ nội thành ra bến bãi, điểm tập kết hàng hóa được cho là phương án tối ưu nhất. Các loại xe ô tô vận tải có trọng lượng từ 0,5 tấn đến 1,25 tấn được phép hoạt động trong phố (trừ giờ cao điểm) sẽ làm nhiệm vụ chia nhỏ hàng hóa và vận chuyển hàng hóa ra điểm tập kết ở ngoại thành. Từ điểm tập kết (bến, bãi), các xe tải trọng lớn từ từ 5 tấn, 8 tấn, 10 tấn trở lên sẽ tiếp tục hoàn thành công đoạn vận chuyển đường dài còn lại. Đặc biệt, với các loại bưu phẩm, bưu kiện cần phải chuyển gấp cũng sẽ được giao nhận đúng thời gian, địa điểm bởi những xe vận chuyển bưu phẩm, bưu kiện, báo chí bằng đường bộ được phép hoạt động 24/24h hàng ngày.
Sang hàng từ xe tải trọng lớn vào các xe trọng tải nhỏ để phân phối hàng hóa đi các đại lý
Tăng bo hàng hóa là thuật ngữ chuyên dùng của ngành vận tải, nói một cách dễ hiểu hơn đó là hình thức sang chuyển hàng hóa từ xe tải này sang xe tải khác, từ xe nhỏ sang xe lớn. Cách thức vận chuyển này tùy từng trường hợp mà sử dụng cho hợp lý như các trường hợp khẩn cần sự cứu giúp, cứu trợ, đôi khi nó cũng là một hình thức vận chuyển mang tính kinh tế, tiết kiệm chi phí cho chính khách hàng và doanh nghiệp. Thuận tiện mà có lợi là ưu điểm của “tăng bo” nhưng lại vẫn có thể đưa lại hiệu quả về kinh tế (trong từng trường hợp cụ thể).
Trong thời gian qua, Indochinapost hân hạnh được phục vụ nhiều đơn hàng lớn từ các khách hàng thân thiết như Công ty An Phúc Lợi (chuyên phân phối mặt hàng tủ lạnh, máy giặt); Công ty Alaska (tủ lạnh, tủ đông…); Công ty CP Vinamilk (sữa)… Sau đây, Indochinapost xin ghi lại quy trình tăng bo, vận chuyển và phân phối hàng hóa từ Tổng kho của các công ty sản xuất tới các đại lý phân phối trên khắp tỉnh, thành từ Bắc vào Nam như sau:
1. Indochinapost lên lịch điều xe đến nhận hàng, đồng thời gửi danh sách các xe đến nhận hàng (tên, số điện thoại, biển số xe, trọng tải xe).
2. Các xe đến tổng kho của các công ty để nhận hàng, mỗi xe được sắp xếp một lượng hàng hóa nhất định, có số lượng cụ thể. Lái xe có trách nhiệm đếm số lượng hàng, ký nhận phiếu xuất kho, cầm theo các loại giấy tờ có liên quan để vận chuyển hàng hóa.
3. Vận chuyển hàng hóa tới điểm tập kết hàng (bến, bãi).
4. Từ điểm tập kết, toàn bộ số hàng sẽ được xếp lên các xe tải cỡ lớn, xe container và vận chuyển đường dài dọc tuyến Bắc – Nam với hai điểm cầu chính là TP.Hà Nội và TP.HCM.
5. Sau khi hàng được vận chuyển vào điểm tập kết tại TP.HCM, chi nhánh văn phòng đại diện của Công ty Vận Tải 24 Giờ sẽ tiếp tục điều các xe nhỏ, nhận đủ số lượng hàng hóa theo Phiếu giao hàng và giao tới từng đại lý trong nội thành, ngoại thành và các tỉnh, thành khác trong miền Nam.
Hình thức tăng bo này được đánh giá là tối ưu và hiệu quả, hàng hóa được giao – nhận đúng thời gian, dễ kiểm soát, thuận tiện khi di chuyển, chi phí hợp lý, khách hàng hoàn toàn yên tâm sau khi đã xuất hàng vì Indochinapost cam kết chịu 100% trách nhiệm bảo quản và vận chuyển hàng hóa, nhận đủ hàng, giao hàng nguyên vẹn, sau khi hoàn thành chuyến vận chuyển mới tiến hành thủ tục thanh toán và kết thúc đơn hàng (hợp đồng)./.