Nội Dung Chính
Switch B/L là gì và cách vận dụng trong trường hợp mua bán 3 bên
Switch B/L là gì? Bạn đã từng nghe thấy thuật ngữ này chưa? Có thể được coi là một loại vận đơn đặc biệt, thường dùng trong trường hợp buôn bán ba bên, bốn bên,… Vận đơn cho phép thay đổi một số chi tiết trên B/L như cảng người gửi hàng, người nhận hàng. Cảng xếp hàng, cảng dỡ hàng, số lượng hàng, ngày kí phát vận đơn…Vậy để hiểu một cách chi tiết, hãy cùng Indochinapost tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé
Switch Bill of Lading là thuật ngữ thông dụng khi mua bán 3 bên trong thương mại quốc tế, khi mà vận đơn (bill) phát hành (issue) ban đầu được thay thế bởi một vận đơn khác với những thông tin đã được chỉnh sửa nhằm mục đích che giấu thông tin của nhà sản xuất hàng hóa thật sự. Switch bill giúp cho công ty thương mại, trung gian hay môi giới thương mại dễ dàng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí vận tải hàng hóa qua nhiều quốc gia khác nhau.
Tình Huống Mua Bán 3 Bên Và Phát Sinh Switch B/L là gì
Tình huống: Công ty xuất khẩu A ở Việt Nam bán dụng cụ làm vườn trên khắp thế giới. Có những sản phẩm công ty Việt Nam A tự sản xuất được, nhưng có 1 số sản phẩm A không thể tự sản xuất. Những sản phẩm không thể tự sản xuất công ty Việt Nam sẽ thuê 1 đối tác khác là công ty cung cấp B ở Trung Quốc. Công ty nhập khẩu C có nhu cầu nhập những mặt hàng mà A không thể tự sản xuất. Do đó A phải mua hàng từ B tại Trung Quốc sau đó xuất cho khách hàng tại Mỹ. Thay vì phải nhập hàng từ Trung Quốc về Việt Nam rồi mới xuất sang Mỹ.
Để giảm chi phí và giá thành cạnh tranh hơn, công ty xuất khẩu A muốn chuyển trực tiếp từ nhà cung cấp ở Trung Quốc cho khách hàng của mình tại Mỹ, không cần chuyển hàng về Việt Nam. Nhưng công ty xuất khẩu A không muốn khách hàng của mình tại Mỹ biết thông tin nhà cung cấp ở Trung Quốc. Vì nếu biết thông tin thì rủi ro nhà nhập khẩu tại Mỹ sẽ mua trực tiếp từ nhà cung cấp Trung Quốc. Công ty A sẽ tìm 1 đơn vị vận chuyển như là forwarder để hỗ trợ xuất trực tiếp hàng từ Trung Quốc đến Mỹ, không qua Việt Nam.
Điều kiện giao hàng và thanh toán nên chọn khi làm Switch B/L là gì
Quá trình làm Switch bill quan trọng nhất là chọn đúng điều kiện giao hàng nào trong Incoterms và phương thức thanh toán thế nào để bạn là công ty thương mại (trung gian) chủ động trong vấn đề làm Switch bill. Hơn nữa bạn nên có 1 công ty giao nhận (forwarder) hỗ trợ mình thay vì hãng tàu!
Nguyên tắc là công ty thương mại (trung gian) luôn luôn giành quyền book tàu. Để làm được việc này thì có 2 hợp động được ký giữa A và B và giữa A với C, A với vai trò trung gian. Thường chúng ta sử dụng 2 điều kiện nhóm C và nhóm F. Như vậy:
- Công ty Việt Nam (A) ký hợp đồng với công ty Trung Quốc (B). A với vai trò là người nhập khẩu nên dùng điều kiện giao hàng FOB để giành được quyền book tàu, giao hàng tại cảng Trung Quốc. Phương thức thanh toán L/C.
- Đồng thời công ty Việt Nam (A) ký hợp đồng xuất khẩu cho công ty Mỹ (C). Lúc này A trở thành vai trò người xuất khẩu. Để giành quyền book tàu, A phải ký hợp đồng theo điều kiện nhóm C, ví dụ như CIF, giao hàng tại cảng Mỹ. Phương thức thanh toán là TT
- Sau khi A đã ký hợp đồng với các bên thì phải có 1 đơn vị vận tải Forwarder hỗ trợ A thực hiện Switch bill như sau. Quá trình này phát sinh 2 vận đơn (bill) vì có 2 hợp đồng được ký kết:
Vận đơn thứ 1 (vận đơn ảo):
Trên vận đơn do đại lý của công ty forwarder tại Trung Quốc phát hành. Các thông tin như sau:
+ Shipper: B – Trung Quốc
+ Consignee: Bank (vì thanh toán L/C và chú ý L/C cần ghi chú chấp nhận house bill).
+ Cảng xếp hàng (Port of loading): Cảng Trung Quốc
+ Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng tại Việt Nam
Chú ý là vì book tàu qua công ty forwarder lấy house bill do đó mặc dù có bill, có tên tàu nhưng thực tế hàng không được bốc lên tàu về Việt Nam. Bill 1 gần như là 1 cái Bill ảo để B nghĩ rằng hàng được chuyển về Việt Nam. Sau khi vận đơn 1 được phát hành và B đã giao hàng cho A tại cảng Trung Quốc. A tiến hành thanh toán cho B và lấy đầy đủ bộ chứng tàu. Lúc này hàng nghiễm nhiên thuộc sở hữu của A.
Vận đơn 2 (vận đơn thật được Switch từ vận đơn 1):
Sau khi đã có đủ bộ chứng từ và hàng đã sở hữu thuộc về mình (A). A tiến hành Switch bill, tức là hủy cái bill 1 đi và phát hành 1 bill mới. Bill mới này nội dung như sau:
+ Shipper: A – Việt Nam
+ Consignee: C – Mỹ
+ Cảng xếp hàng (Port of loading): Cảng Trung Quốc
+ Cảng dỡ hàng (Port of discharge): Cảng tại Mỹ.
Như vậy quá trình làm Switch bill đã hoàn tất. Vấn đề sau đó là bạn gởi bộ chứng từ phù hợp để C tại Mỹ nhận hàng. Mặc dù nhà xuất khẩu Việt Nam, cảng xếp hàng là Trung Quốc thì hải quan vẫn chấp nhận thông quan lô hàng.
Khung thời gian giới hạn cho việc Switch B/L là gì?
Hãng tàu (hoặc forwarder) nên phát hành Switched bill ngay khi nhận được bản vận đơn ban đầu và trước khi hàng tới cảng đến. Vì vấn đề khai báo Manifest do đó các bên cần phải thông báo sớm lô hàng được Switch Bill.
Hãng tàu không chấp nhận Switch bill khi yêu cầu trễ hơn 3 ngày làm việc trước khi hàng đến cảng đích. Tuy nhiên, một số hãng tàu có thể yêu cầu thông báo sớm hơn cho một số cảng nhất định. Do đó bạn nên kiểm tra kĩ với hãng tàu để đảm bảo bill switched được phát hành trong khung thời gian của họ. Điều này sẽ giúp tránh chịu phí lưu kho Dem/Det ở cảng đến.
Ý nghĩa của Switch B/L là gì?
Tránh lộ thông tin người bán hàng ban đầu
Người bán hàng trung gian (trader) kiếm lợi nhuận thông qua việc tìm kiếm các nhà cung cấp và bán lại cho khách hàng mới. Việc xuất hiện switch bill giúp cho việc làm ăn của họ trở nên suôn sẻ và hợp pháp.
Giảm thuế.
Trong trường hợp các quốc gia có những chính sách khác nhau về hàng nhập khẩu. Người mua và bán hàng phải tìm cách lách luật và switched bill là một giải pháp tốt.
Ví dụ:
Công ty B (Trung Quốc) giao hàng qua công ty C (Mỹ) bị thuế suất cao (Mỹ hạn chế nhập hàng Trung Quốc), và thông qua công ty A (Việt Nam) sẽ phải chịu thuế suất thấp hơn => switch bill mà shipper là công ty A.
Thuận tiện cho việc thanh toán
Công ty A mua hàng công ty B và bán hàng qua công ty C thì theo lý thuyết phải cần 2 bộ vận đơn để thanh toán tiền. Đặc biệt sử dụng L/C giáp lưng – Back to back L/C. Trong thực tiễn, hãng tàu chỉ phát hành một vận đơn cho một lô hàng. Do đó, khi sử dụng switch bill có nghĩa là sau khi công ty A đã thanh toán cho B thì A sẽ giữ vận đơn và giao nộp vận đơn này cho hãng tàu để yêu cầu switch, sau đó, dùng nó thanh toán với người mua hàng C.
Hãy liên hệ Indochinapost để được tư vấn một cách cụ thể, trải nghiệm những dịch vụ chất lượng.
Đọc thêm: Dịch vụ gửi lịch Tết, bao lì xì, áo dài, mấn đi Mỹ giá rẻ