Nội Dung Chính
Quy định về tạm nhập tái xuất hàng triển lãm, hội chợ
Tạm nhập tái xuất hàng triển lãm là một trong những hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa. Tuy nhiên khác với thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa thông thường thì thủ tục tạm nhập tái xuất hàng triển lãm có nhiều điểm khác biệt về điều kiện hàng hóa, quy trình, thủ tục, thuế,…Mời quý khách đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ về các vấn đề liên quan đến tạm nhập tái xuất hàng tham gia triển lãm, hội chợ được chia sẻ bởi đội ngũ Indochinapost chúng tôi.
Nội dung Indochinapost cung cấp dưới đây căn cứ vào các quy định ở văn bản pháp lý
- Luật Thương Mại năm 2005 quy định về hoạt động thương mại thực hiện trên lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương ban hành bởi chính phủ
- Luật Hải quan 2014 quy định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, tổ chức và hoạt động của Hải quan
- Luật Xuất nhập khẩu 2016 quy định về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu
Hàng tạm nhập tái xuất tham gia hội chợ, triển lãm là gì ?
Đối tượng hàng hóa của tạm nhập tái xuất hội chợ, triển lãm là hàng mẫu, hội chợ, triển lãm. Đây là một trong những hình thức tạm nhập tái xuất để đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Cụ thể, quý khách có thể hiểu:
Tạm nhập – Hàng tạm thời được nhập vào Việt Nam mục đích ban đầu không nhằm kinh doanh kiếm lời mà để phục vụ cho nhu cầu trưng bày, giới thiệu sản phẩm hoặc tham gia tại các triển lãm, hội chợ,…trong thời gian ngắn.
Tái xuất – Sau khi kết thúc triển lãm, hàng hóa này sẽ được tái xuất lại nơi đã nhập với đúng số lượng ban đầu.
Điều kiện đối với hàng hóa tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu?
Căn cứ vào quy định tại điều 121, Mục 3, Chương IV Luật thương mại, Điều kiện đối với hàng hoá trưng bày, giới thiệu phải là hàng hóa:
- Hợp pháp trên thị trường;
- Phải tuân thủ các quy định của pháp luật về chất lượng hàng hóa và ghi nhãn hàng hoá.
Hàng hóa Nhà nước cấm tạm nhập, tái xuất để trưng bày, giới thiệu?
Căn cứ vào mục 3 điều 15 thuộc Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Mục 4 Chương IV Luật thương mại, thương nhân được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, trừ trường hợp:
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu;
- Hàng hóa chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
- Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so sánh với hàng thật.
Thời hạn lưu hàng hóa tạm nhập tái xuất dùng trưng bày, giới thiệu tại Việt Nam
Thời gian hàng hóa tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam theo hình thức này cũng không quy định cụ thể nhưng thông thường sẽ tuân theo khoảng thời gian của chương trình, chiến dịch trưng bày, thời gian diễn ra hội chợ, triển lãm. Tuy nhiên quý khách cũng có thể tham khảo điều 122-Mục 3, điều 134-Mục 4 thuộc Chương IV Luật thương mại có đề cập:
- Hàng hóa phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc trưng bày, giới thiệu nhưng không quá 6 tháng, kể từ ngày tạm nhập khẩu; nếu quá thời hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập khẩu;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại.
- Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là 1 năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Thủ tục xin gia hạn tạm nhập
Khi thời gian tạm nhập sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sàng để xuất thì phải làm thủ tục gia hạn. Bộ hồ sơ cho quy trình này là:
- Tờ khai tạm nhập bản gốc (do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y
- Công văn xin gia hạn
- Hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu
- Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian gia hạn.
Chế độ thuế đối với tạm nhập, tái xuất hội chợ, triển lãm
Căn cứ tại tại Khoản 9 Điều 16 Luật Xuất nhập khẩu. Cụ thể, trường hợp hàng hóa là hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác sẽ được miễn thuế.
Thủ tục miễn thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất thuộc trường hợp trên được thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Khi thuộc trường hợp trên người nộp thuế phải thực hiện thông báo hàng hóa miễn thuế dự kiến nhập khẩu với cơ quan hải quan.
Quy trình thủ tục làm hàng tạm nhập tái xuất tham gia hội chợ, triển lãm
Bước 1: Lấy hàng
Lưu ý: đối với đầu xuất là đơn vị đó phải xin giấy ATA Carnet (loại giấy có chứng năng xác định hàng đó tái xuất đi và sau đó nhập lại để được hưởng các ưu đãi thuế quan).
Bước 2: Tiến hành booking cước và vận chuyển hàng hóa về hoặc đi
Bước 3: Khai báo hải quan
Hàng nhập triển lãm cần có các giấy phép sau:
- Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
- Bảng kê (Packing list)
- Giấy phép triển lãm
- Tờ khai hải quan
- Hợp đồng mua bán
- Catalog (nếu có)
- Giấy phép nhập khẩu
- Một số giấy phép khác theo yêu cầu từ hải quan (nhất là với hàng hóa thực phẩm, điện tử,..)
Lưu ý: Cần phải đồng nhất thông tin hàng hóa lúc nhập và lúc tái xuất
Bước 4: Vận chuyển hàng về khu vực triển lãm, hội chợ
Bước 5: Mở tờ khai tái xuất và xuất hàng trả về lại
Thời hạn giải quyết hồ sơ tạm nhập tái xuất hàng triển lãm, hội chợ
Tính từ thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan (theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan). Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải :
- Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
- Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.
Ở đây, Indochinapost chúng tôi có cung cấp các dịch vụ liên quan
- Vận chuyển hàng hóa đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt
- Chuyển phát nhanh nội thành, nội địa, quốc tế
- Dịch vụ khai báo hải quan, thông quan hàng hóa
- Cho thuê kho bãi: kho lạnh, kho khô, kho mát, kho ngoại quan,…
- Dịch vụ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, CQ/ CO
- Các loại giấy phép con xuất khẩu.
Hãy liên hệ chúng tôi.nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất về Việt Nam!
Xem thêm tại:
Giải đáp tất tần tật về hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là gì? Pháp luật quy định về hình thức này như thế nào?