Nội Dung Chính
Ngành Hàng Không Điểm Chuẩn Bao Nhiêu, Cơ Hội Nghề Nghiệp Như Thế Nào?
Ngành hàng không là lĩnh vực quan trọng trong giao thông vận tải, kết nối quốc gia và quốc tế. Các điểm chuẩn và cơ hội cho chuyên ngành thuộc hàng không gồm kỹ thuật hàng không, quản lý hàng không, và dịch vụ hàng không.

Ngành hàng không điểm chuẩn bao nhiêu, cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Ngành hàng không là gì?
Hàng không là ngành kinh tế vận tải ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao và các thiết bị tân tiến để vận tải theo đường hàng không. Đây là ngành nghề có tính quốc tế, đòi hỏi các tiêu chuẩn khắt khe về an ninh, an toàn. Đòi hỏi hoạt động theo quy trình chặt chẽ và tuân thủ theo kế hoạch.
Theo thống kê từ Cục Hàng không Việt nam, thị trường vận tải năm 2023 của ngành này đạt khoảng 74 triệu khách. Lượng hàng hoá vận chuyển ước đạt 1,1 triệu tấn và còn hứa hẹn tiếp tục tăng trưởng trong tương lai. Tại Việt Nam hiện nay có tới hơn 20 cảng hàng không phân bố khắp 3 miền. Tần suất các chuyến bay với nhu cầu vận chuyển hàng hoá và đi lại của hành khách ngày càng tăng.
Do đó, ngành nghề này hứa hẹn mang tới cơ hội việc làm đa dạng và rộng mở cho những ai yêu thích công việc trong lĩnh vực hàng không.
Điểm Chuẩn Ngành Hàng Không
Mỗi trường đại học, cao đẳng có mức điểm chuẩn khác nhau tùy theo chương trình đào tạo. Trung bình, các trường đào tạo ngành hàng không yêu cầu điểm thi THPT QG từ 18 đến 26 điểm.
- Học viện Hàng không Việt Nam: 22 – 26 điểm
- Đại học Bách khoa TP.HCM: 20 – 24 điểm
- Đại học Giao thông Vận tải: 18 – 22 điểm
- Cao đẳng Hàng không: Xét tuyển theo học bạ.
Mức lương ngành hàng không
Tuỳ theo từng vị trí, mức lương trung bình của nhân sự làm việc trong lĩnh vực hàng không dao động từ 6 triệu đồng đến 30 triệu đồng mỗi tháng.
Mức lương thực nhận sẽ chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi nhiều yếu tố khác như:
- Số chuyến bay/ thời gian bay thực tế.
- Mức thưởng
- Hiệu suất làm việc
Mức lương này còn tăng theo kinh nghiệm, trình độ, chính sách của từng hãng hàng không cũng như tuỳ theo địa điểm làm việc.

Ngành hàng không điểm chuẩn bao nhiêu, cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Các Ngành Đào Tạo Trong Hàng Không
Ngành hàng không bao gồm nhiều chành ngành chính:
- Kỹ thuật hàng không: Bảo trì, sửa chữ và kiểm tra máy bay.
- Quản lý hàng không: Tổ chức và vận hành chuyên bay.
- Dịch vụ hàng không: Tiếp viên hàng không, nhân viên dịch vụ mặt đất.
- Vận tải hàng không: Quản lý chuyên chở hàng hóa.
Cơ Hội Nghề Nghiệp Trong Ngành Hàng Không
Ngành hàng không mang lại nhiều cơ hội việc làm và thu nhập hấp dẫn. Các vị trí nổi bật bao gồm:
4.1 Phi công
Phi công là nghề được nhiều người mơ ước, thu nhập trung bình từ 70 – 150 triệu VNĐ/tháng.
4.2 Tiếp Viên Hàng Không
Tiếp viên hàng không được hưởng thu nhập từ 20 – 50 triệu VNĐ/tháng, có cơ hội đi dàn khắp thế giới.
4.3 Kỹ Sư Bảo Trì Máy Bay
Kỹ sư bảo trì máy bay đóng vai trò quản lý kỹ thuật, thu nhập trung bình 30 – 70 triệu VNĐ/tháng.
4.4 Quản Lý Hàng Không
Chuyên viên quản lý hàng không làm việc trong các sân bay, thu nhập dao động từ 15 – 40 triệu VNĐ/tháng.
4.5 Nhân Viên Dịch Vụ Hàng Không
Bên cạnh tiếp viên, nhân viên dịch vụ tại quầy làm công việc hỗ trợ hành khách, thu nhập 10 – 30 triệu VNĐ/tháng.
Hạn chế của ngành hàng không
Bên cạnh những ưu điểm trên, làm việc trong lĩnh vực hàng không có nhiều thách thức như:
- Áp lực lớn
- Làm việc theo ca,
- Không nghỉ các dịp Lễ, tết
- Thường xuyên xa nhà
- Các vấn đề về thay đổi múi giờ

Ngành hàng không điểm chuẩn bao nhiêu, cơ hội nghề nghiệp như thế nào?
Ngành hàng không học gì?
- Công nghệ kỹ thuật điện tử & viễn thông hàng không: Đào tạo bảo trì, khai thác, quản lý, sửa chữa thiết bị điện tử, viễn thông hàng không tại trung tâm quản lý bay, sân bay.
- Quản trị kinh doanh hàng không: Cung cấp kiến thức về quản lý doanh nghiệp, khai thác thương mại, dịch vụ tại sân bay, cảng hàng không.
- Quản lý bay: Đào tạo nghiên cứu, ứng dụng công nghệ hàng không, làm việc tại các vị trí như kế hoạch bay, thủ tục bay, kiểm soát không lưu.
- Phục vụ hành khách: Hướng dẫn xuất nhập cảnh, làm thủ tục, cân hành lý, tính giá cước, hỗ trợ khách hàng tại sân bay.
- Kiểm soát không lưu: Huấn luyện khả năng phán đoán, xử lý tình huống khi điều khiển đường bay. Hướng dẫn máy bay tiếp cận, kiểm soát phương tiện di chuyển.
- Kỹ thuật hàng không (cơ giới – điện – điện tử): Đào tạo vận hành, lắp đặt, sửa chữa, kiểm tra, bảo dưỡng tàu bay.
- An ninh hàng không: Học viên được trang bị kỹ năng kiểm soát an ninh, giám sát, tuần tra, bảo vệ phương tiện, thiết bị tại sân bay.
- Phi công: Huấn luyện kỹ năng điều khiển tàu bay, liên lạc đài chỉ huy, thực hiện chuyến bay theo lịch trình.
Liên hệ ngay Indochina Post để được tư vấn và hỗ trợ nhanh nhất!
Xem thêm:
Vì sao hãng hàng không lớn nhất thế giới ngừng mọi chuyến bay
Một số lưu ý khi nhập các mặt hàng điện tử từ Canada về Việt Nam