Nội Dung Chính
Bất cứ công việc nào cũng không toàn màu hồng. Việc chuyển hàng nghe tưởng chừng đơn giản, không cần quá trình kinh nghiệm nhưng để đáp ứng được nhu cầu của cả hai bên khách hàng thì là lại là điều không dễ dàng chút nào. Cùng tìm hiểu những khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa này nhé!
Nghề giao nhận hàng hóa là gì
Giao nhận hàng hoá hay nói cách khác là ship hàng đã trở thành một trong những dịch vụ không thể thiếu trong đời sống. Đặc biệt là trong hoạt động kinh doanh. Những người đóng vai trò trung gian, là cầu nối vận chuyển hàng hóa được gọi là shipper. Họ có chức năng nhận hàng hóa từ kho của cửa hàng và vận chuyển đến tận tay người nhận trong khoảng thời gian đã xác định trước.
Giao hàng (ship hàng) hiểu đơn giản là việc giao hàng từ nơi bán đến tay khách hàng.
+ Giao hàng (ship hàng) là một thuật ngữ mới liên quan đến lĩnh vực vận tải và thương mại điện tử. Về mặt ngôn ngữ học, ship hàng là một từ được ghép giữa tiếng Việt với tiếng Anh theo kiểu quen miệng của người Việt.
+ Về sau, từ này được nhiều người sử dụng và trở nên phổ biến trong giao tiếp hàng ngày. Trong tiếng anh, ship có người là vận tải, vận chuyển. Như vậy, ship hàng hiểu đơn giản là việc giao hàng từ nơi bán đến tay khách hàng.
+ Dịch vụ giao hàng ngày càng đa dạng hóa các hình thức như: giao hàng nhanh, giao hàng tiết kiệm, giao hàng trong ngày qua đó sẽ cho người dùng thêm nhiều sự lựa chọn cho phù hợp với mình hơn.
Dịch vụ giao nhận hàng hóa nào được ưa chuộng hiện nay
Trước khi tìm hiểu về khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa, cùng xem những dịch vụ giao nhận hàng hóa được tin tưởng nhất hiện nay nhé. Để đáp ứng nhu cầu vận chuyển ngày càng lớn của khách hàng. đã có rất nhiều đơn vị ship hàng được ra đời. Điều này vừa mang đến những thuận lợi cũng vừa mang đến khó khăn cho người kinh doanh khi không biết nên lựa chọn đơn vị nào uy tín.
Hầu hết trên thị trường giao nhận, có một số đơn vị nổi bật và được mọi người chọn mặt gửi vàng như:
+ Dịch vụ vận chuyển VNPost – EMS: ưu điểm của dịch vụ này là có đội ngũ nhân viên làm việc chuyên nghiệp, thái độ phục vụ tốt.
+ Dịch vụ ship hàng Viettel Post: khi sử dụng dịch vụ này khách hàng sẽ được miễn phí chuyển hàn đơn hàng nội thành, miễn phí thu hộ đối với các đơn hàng nội tỉnh.
Những khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa
1. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa: Phải nhớ như in đường sá
Nghề giao nhận hàng hóa là nghề mà bạn phải chạy đông tây. Bất chấp thời tiết vì nếu làm chậm trễ lô hàng thì chi phí phát sinh có thể đội thêm hàng triệu, chục triệu đồng,… Khi làm nghề này, bạn phải biết được vị trí của các hãng tàu, cảng, địa chỉ các công ty đối tác, … Và các địa chỉ phù hợp cho việc giao nhận để tìm đường đi ngắn nhất cho lô hàng.
2. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa: “Cày cuốc” bất kể nắng mưa
Dù thời tiết như thế nào, khi hàng về, hay hàng đi, dù xa dù gần bạn vẫn phải chạy băng băng ngoài đường. Không phải tất cả khách hàng đều sẽ thông cảm cho bạn vì lí do thời tiết. Có những trường hợp thời tiết rất xấu đi nữa, nếu phải kiểm hóa thì bạn vẫn phải chạy theo lô hàng để làm việc với Hải quan.
3. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa: Rủi ro cao khi làm việc
Thực ra, làm việc ở cảng thì nhiều mối nguy hại luôn rình rập như xe trong cảng tông, cẩu container bị rớt, cần cẩu quơ trúng,… Trong nhiều trường hợp khách giục, sếp giục, vội vội vàng vàng, không chú ý, không cẩn thận là rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Rồi những khi chạy vội ngoài ngoài, hàng gấp, chạy xe cực kì nguy hiểm. Do vậy, dù bất kể trường hợp nào cũng cần phải cẩn thận, chú ý.
4. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng hóa: Thiết lập các mối quan hệ
Bất kể ngành nào cũng nên tạo các mối quan hệ tốt thì làm việc thuận lợi hơn. Đối với nghề giao nhận hàng hóa thì mối quan hệ với Hải quan là vô cùng quan trọng, quyết định đến tiến độ vận hành của lô hàng. Đặc trưng trong tính cách của nhân viên giao nhận thì phải biết nhịn thì hàng mới lưu thông thuận lợi.
Ngoài ra, bạn còn phải làm việc với Hãng tàu, cơ quan kiểm dịch, cắt seal, xe nâng,… nên càng tạo quan hệ tốt với nhiều người thì càng tốt. Có như vậy, việc làm ăn mới thuận lợi hơn, thu hút được nhiều khách hàng.
5. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng: Thích ứng nhanh với từng nơi làm việc
Muốn nhanh thì phải quen việc. Khi làm việc với các cơ quan Nhà nước, người ta thường không quá nhiệt tình, bởi thế mà nếu bạn là người mới, không được ai hướng dẫn thì mất rất nhiều thời gian khi làm các thủ tục. Do vậy, nếu là người mới thì đi đến đâu hỏi đến đó, còn nhiều trường hợp còn phải mềm dẻo, linh hoạt để dịch vụ nhanh hơn, thuận tiện hơn.
6. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng: Mất tiền oan
Nhiều trường hợp người giao nhận hàng hóa phải bỏ tiền ra để bù vào vì những sai sót nhỏ như quên, mất chứng từ, điền sai thông tin,…
Chỉ cần những lỗi nhỏ, bạn có thể mất đến mấy tháng lương không chừng, mà lỗi do mình thì công ty sẽ không có hỗ trợ gì cả.
7. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng: Áp lực công việc
Vì tốc độ, thời gian là những yếu tố quan trọng nhất liên quan đến việc giao nhận hàng hóa nên áp lực công cho những người làm công việc này cực cao. Nào là thời gian cam kết với khách hàng, thời hạn lưu bãi, hẹn với nhà kho chuẩn bị xe nâng, dỡ hàng,…
Thời gian gấp rút nhưng hàng hóa phải đúng hạn do vậy áp lực càng cao, nên người giao nhận luôn phải nhịn, chịu áp lực để làm việc tiếp.
8. Khó khăn trong nghề giao nhận hàng: Thời gian làm việc không cố định
Nhân viên giao nhận hàng hóa thì ít khi có khái niệm giờ hành chính, chủ yếu khi nào xong việc thì mới được về. Có những hôm hàng về sớm, thủ tục xong xuôi thì tầm chiều là xong, nhưng có những hôm đến 8-9h thậm chí là 12h.
Đối với bất kể ngành nghề gì cũng đều gặp phải những khó khăn và thách thức riêng, không có một nghề nào nhàn hạ mà không phải trải qua gian nan vất vả cả. Làm công việc giao hàng cũng sẽ có nhiều tình huống ngang trái, những trải nghiệm đầy lý thú nhưng khi vượt qua được nó thì chính bản thân nhận viên giao hàng cũng học hỏi được rất nhiều điều thú vị trong cuộc sống. Nếu có hứng thú với ngành này, bạn nên tham khảo thêm cẩm nang về kiến thức ngành để mở mang nhé!
Hi vọng những thông tin về khó khăn trong nghề giao nhận hàng trên đây sẽ giúp bạn trong công việc. Để lại bình luận cho indochinapost.vn nếu bạn còn thắc mắc nhé!