Nội Dung Chính
Hướng dẫn chi tiết tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn
Để bảo hành, sửa chữa hàng hóa không ở trong nước đôi khi không cần tiến hành nhập khẩu hàng hóa mà chỉ cần tạm nhập tái xuất. Indochinapost sẽ giúp bạn hiểu rõ thêm về hình thưc tạm nhập tái xuất theo hợp đồng bảo hành, sửa chữa, thuê mượn trong bài viết dưới đây nhé!
Nội dung Indochinapost cung cấp dưới đây căn cứ vào các quy định ở văn bản pháp lý
- Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13;
- Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ.
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP quy định chi tiết một số Điều của Luật Quản lý ngoại thương ban hành bởi chính phủ
- Công văn 6985/TCHQ-TXNK 2017 xử lý thuế đối với hàng hóa tạm nhập tái xuất để bảo hành sửa chữa
- Công văn số 2959/HQHCM-TXNK của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh
Tạm nhập, tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn là gì?
Tạm nhập tái xuất hội chợ, triển lãm được hiểu là hoạt động tạm nhập tái xuất với đối tượng hàng hóa là hàng mẫu, hội chợ, triển lãm. Đây là một trong những hình thức tạm nhập tái xuất để đưa thông tin sản phẩm đến người tiêu dùng, kích cầu giao thương trong và ngoài nước. Cụ thể, quý khách có thể hiểu:
Tạm nhập – Hàng tạm thời được nhập vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định
Tái xuất – Sau đó tái xuất chính hàng hóa tạm nhập ra khỏi Việt Nam.
Hàng hóa Nhà nước cấm tạm nhập, tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn
Căn cứ vào điều 15 thuộc Nghị định 69/2018/NĐ-CP, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn, trừ trường hợp:
- Hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu;
- Hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
- Hàng hóa chưa được phép lưu thông theo quy định của pháp luật;
- hàng hóa thuộc diện quản
lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu,
>> Nếu hàng hóa không thuộc những trường hợp trên, thương nhân chỉ thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
Cách thức gia hạn tạm nhập theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn
Nếu thương nhân thấy thời gian tạm nhập sắp đến hiệu lực mà hàng hóa chưa sẵn sàng để xuất thì phải làm thủ tục gia hạn cho tờ khai tạm nhập. Bộ hồ sơ cho quy trình này là:
- Tờ khai tạm nhập bản gốc (liên do người nhập khẩu giữ) + bản photo sao y
- Công văn xin gia hạn
- Hợp đồng nhập khẩu, xuất khẩu
- Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn thông báo cần thêm thời gian gia hạn.
Quy trình thủ tục tạm nhập, tái xuất theo hợp đồng bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn
Bước 1: Xác định hình thức tạm nhập, tái xuất
Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ các chứng từ phù hợp
Hồ sơ bao gồm:
- Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
- Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt
- Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan
Bước 3: Làm thủ tục hải quan, thông quan tạm nhập
>> Địa điểm làm thủ tục hải quan: Đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất để bảo hành, sửa chữa, thay thế của doanh nghiệp chế xuất, gia công, sản xuất hàng xuất khẩu thì thực hiện thủ tục tại Chi cục Hải quan thuận tiện
Bước 4: Theo dõi và đảm bảo thời gian tạm nhập
Bước 5: Tái xuất
Sau khi xác định là đúng hàng hóa đã được nhập về (trùng serial number, model hay thông số trên tờ khai tạm nhập) thì thương nhân liên hệ book lịch tàu, lịch bay để làm thủ tục tái xuất (tờ khai tái xuất theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 38).
Thời hạn tạm nhập tái xuất để bảo hành, sửa chữa
Thời gian bảo hành, bảo dưỡng, thuê mượn khác nhau tùy vào từng trường hợp, mặt hàng cụ thể, trang thiết bị, trình độ, nhu cầu. Vì thế, thời hạn tạm nhập tái xuất lưu lại tại Việt Nam không thể ấn định một cách cụ thể. Trường hợp này các bên thương nhân và đối tác có quyền tự thỏa thuận với nhau và đăng ký với Chi cục Hải quan khi làm thủ tục tạm nhập, tạm xuất.
Trường hợp cần kéo dài thời hạn tạm nhập, tái xuất theo thỏa thuận với bên đối tác. thì người khai hải quan có văn bản thông báo cho Chi cục hải quan nơi làm thủ tục tạm nhập, tái xuất. Trường hợp quá thời hạn tạm nhập, tái xuất mà người khai hải quan chưa tái xuất, tái nhập thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Về chính sách thuế
- Căn cứ quy định tại điểm c, khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13; khoản 2 Điều 13 Nghị định 134/2016/NĐ-CP ngày 01/09/2016 của Chính phủ.
- Căn cứ quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 Nghị định 134/2016/NĐ-CP.
- Theo hướng dẫn tại Công văn số 6985/TCHQ-TXNK ngày 27/10/2017
- Theo trình bày tại Công văn số 2959/HQHCM-TXNK của Cục Hải quan TP. Hồ Chí Minh thì:
– Trường hợp tạm nhập tái xuất hàng hóa để sửa chữa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì được miễn thuế; Nếu đã nộp thuế thì cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thực hiện.
– Trường hợp tạm nhập tái xuất hàng hóa để sửa chữa không theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán thì không được miễn thuế theo quy định tại Điều 13 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP và không được hoàn thuế theo quy định tại Điều 34, Điều 35, Điều 36 Nghị định số 134/2016/NĐ-CP.
Ở đây, Indochinapost chúng tôi có cung cấp các dịch vụ
- Vận chuyển hàng hóa đường hàng không, đường biển, đường bộ, đường sắt
- Chuyển phát nhanh nội thành, nội địa, quốc tế
- Dịch vụ khai báo hải quan, thông quan hàng hóa
- Cho thuê kho bãi: kho lạnh, kho khô, kho mát, kho ngoại quan,…
- Dịch vụ xin cấp giấy phép xuất nhập khẩu, CQ/CO
- Các loại giấy phép con xuất khẩu.
Hãy liên hệ chúng tôi nếu quý khách có nhu cầu vận chuyển hàng hóa tạm nhập tái xuất về Việt Nam nhé!
Xem thêm tại:
Quy định về tạm nhập tái xuất hàng triển lãm, hội chợ
Giải đáp tất tần tật về hình thức kinh doanh tạm nhập tái xuất
Tạm nhập tái xuất là gì? Pháp luật quy định về hình thức này như thế nào?