Nội Dung Chính
Hợp Tác Kinh Tế Hàng Hóa Thương Mại Việt Nam Đức EU
CHÍNH TRỊ – NGOẠI GIAO
Việt Nam và CHLB Đức thiết lập quan hệ ngoại giao ngày 23/9/1975. Từ đó đến nay, quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa hai nước ngày càng phát triển tích cực, sâu rộng, hiệu quả và toàn diện. Từ nhiều năm nay, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam ở châu Âu. Sự tin cậy và hiểu biết lẫn nhau giữa hai nước ngày càng được tăng cường thông qua duy trì trao đổi đoàn cấp cao và các cơ chế hợp tác. Trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Đức Angela Merkel (tháng 10/2011), Thủ tướng hai nước đã ký Tuyên bố chung Hà Nội về việc thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược, trong đó đề ra các mục tiêu và biện pháp cụ thể tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực ưu tiên. Về đầu tư, Đức đứng thứ 18 trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam, với khoảng 300 doanh nghiệp và hơn 360 dự án đầu tư tại Việt Nam trong các lĩnh vực cơ khí, chế tạo máy, logistics, hoá chất, năng lượng tái tạo, cơ sở hạ tầng thông minh… có tổng giá trị vốn đầu tư hơn 2 tỷ USD.
THƯƠNG MẠI – ĐẦU TƯ
Hai nước đã ký nhiều hiệp định tạo cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác kinh tế như: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần; Hiệp định Khuyến khích và Bảo hộ đầu tư; các hiệp định hàng hải, hàng không.
– Thương mại:
Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam ở châu Âu (chiếm gần 20% xuất khẩu của Việt Nam sang EU) và cũng là cửa ngõ trung chuyển quan trọng của hàng hóa Việt Nam sang các thị trường khác ở châu Âu, kim ngạch hai chiều năm 2018 đạt trên 10 tỷ đô-la Mỹ (tăng 1 tỷ USD so với năm 2017, trong đó Việt Nam luôn xuất siêu). Việt Nam xuất khẩu sang Đức chủ yếu là điện thoại và linh kiện máy tính, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nông thủy sản… và nhập từ Đức chủ yếu là máy móc, thiết bị, phụ tùng, phương tiện vận tải, ô tô, hóa chất, dược phẩm, các sản phẩm sữa.[2]
Đức có vai trò tích cực trong quá trình đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) nhằm tăng cường hợp tác kinh tế giữa hai nước.
– Đầu tư:
Tính đến 20/07/2019, Đức có 338 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký là 2,01 tỷ USD, đứng thứ 4 trong EU[3] và thứ 18/132 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam[4].
Hầu hết các dự án của Đức tập trung vào: (i) lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo với 104 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký là 886,18 triệu USD; (ii) lĩnh vực sản xuất, phân phối điện, khí với 8 dự án có tổng vốn đăng ký 704,38 triệu USD; (iii) lĩnh vực bán buôn, bán lẻ và sửa chữa với 68 dự án và tổng vốn đầu tư 208,26 triệu USD. Tiếp theo là các dự án trong ngành cấp nước và xử lý chất thải, tài chính ngân hàng, dịch vụ lưu trú, ăn uống… Vốn đầu tư của Đức tập trung vào: (i) hình thức 100% vốn nước ngoài với 246 dự án với tổng vốn đầu tư 1,47 tỷ USD, chiếm 74,8% tổng vốn đầu tư đăng ký; (ii) hình thức liên doanh chiếm với 72 dự án có tổng vốn đầu tư 492,57 triệu USD, chiếm 25% tổng vốn đầu tư đăng ký; (iii) còn lại là hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Các dự án của Đức phân bố tại 37 tỉnh, thành phố của cả nước, hầu hết tập trung ở các thành phố lớn, có điều kiện cơ sở hạ tầng tương đối phát triển như Đồng Nai (với 9 dự án có tổng vốn đầu tư là 301,4 triệu USD), Thành phố Hồ Chí Minh (157 dự án với tổng vốn đầu tư 292,93 triệu USD), kế đến là Ninh Thuận, Thanh Hóa, Quảng Nam, Hà Nội v.v….
Hiện có khoảng 300 doanh nghiệp Đức hoạt động tại Việt Nam. Một số tập đoàn đa quốc gia của Đức đang đầu tư tại Việt Nam như: Siemens (thiết bị, y tế), B.Braun (thiết bị y tế), Messer (khí hóa lỏng phục vụ luyện kim), Mercedes-Benz (ô tô), Bilfinger (tư vấn, thiết kế), Bosch (chế tạo máy), Deutsche Bank (ngân hàng), Allianz (bảo hiểm)…
Tính đến nay, các doanh nghiệp Việt Nam đã có 30 dự án đầu tư còn hiệu lực tại Đức với tổng vốn đầu tư đạt 120,6 triệu USD, đứng thứ 17/74 quốc gia và vùng lãnh thổ mà Việt Nam đầu tư sang. Các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sang Đức trong các lĩnh vực tài chính – ngân hàng, bán buôn bán lẻ – ô tô, xe máy, dịch vụ ăn uống và lưu trú, kinh doanh bất động sản, tin học, thương mại…
HỢP TÁC PHÁT TRIỂN KINH TẾ LOGISTICS
Đức là một trong những nước viện trợ nhiều và thường xuyên ODA cho Việt Nam. Từ năm 1990 đến nay, Đức đã cung cấp khoảng 2 tỷ USD cho các dự án ODA tại Việt Nam thông qua hợp tác kỹ thuật và hợp tác tài chính. Ngoài các hình thức thực hiện chương trình và dự án song phương truyền thống với đối tác chính là Bộ Hợp tác phát triển (BMZ), Chính phủ Đức đã cam kết hỗ trợ Việt Nam thông qua một số chương trình hợp tác khác như vốn không hoàn lại từ Quỹ Năng lượng và Khí hậu (EKF), Quỹ Khí hậu xanh (GCF) và các khoản vay phát triển thuộc Chương trình Sáng kiến về khí hậu và bảo vệ môi trường IKLU (điều kiên tài chính sơ bộ: thời gian trả nợ từ 12 -15 năm, ân hạn có thể đến 3 năm, lãi suất từ 2-3%/năm).
Kể từ năm 2013, hai bên đã cùng thống nhất thay đổi các lĩnh vực ưu tiên hợp tác ODA sang 03 lĩnh vực mới trên cơ sở thế mạnh của hai bên, đó là: (i) năng lượng; (ii) đào tạo nghề gắn với phát triển kinh tế bền vững; và (iii) chính sách môi trường và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Chính phủ Đức đã cam kết dành cho Việt Nam khoản ODA[5] hơn 600 triệu Euro trong giai đoạn 2015 – 2017 để thực hiện các dự án trong 3 lĩnh vực hợp tác ưu tiên trên.
Ngoài ra, Đức là một trong những đối tác quan trọng nhất của Việt Nam trong lĩnh vực dạy nghề, đã hỗ trợ Bộ LĐTBXH xây dựng chiến lược dạy nghề quốc gia, soạn thảo Luật Dạy nghề cũng như xây dựng các trường dạy nghề kiểu mẫu ở một số địa phương theo mô hình đào tạo nghề song hành rất thành công của Đức. Trong khuôn khổ chương trình “Make it in Germany” về hợp tác lao động quốc tế của Đức, giai đoạn 2013 – 2015, Việt Nam đã triển khai thí điểm đưa điều dưỡng viên sang Đức đào tạo và làm việc (hợp đồng 3 năm sau khi tốt nghiệp đào tạo tại Đức). Tiếp nối thành công của chương trình này, phía Đức đã quyết định mở rộng tiếp nhận điều dưỡng viên Việt Nam sang Đức với số liệu: năm 2017 – 154 người; năm 2018 – 187 người; năm 2019 đã tuyển chọn 391 người, hiện đang học tiếng tại Việt Nam để đưa sang Đức.
- CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT NAM TẠI ĐỨC
Cộng đồng Việt Nam ở Đức hiện có 176.000 người[7] (gồm 1600 doanh nghiệp), trong đó 20% đã nhập quốc tịch Đức . Nhìn chung, kiều bào ở Đức có cuộc sống tương đối ổn định, đa số theo diện làm công ăn lương hoặc buôn bán nhỏ.
Tại Đức, các hình thức tập hợp hội đoàn của người Việt khá đa dạng như Hội người Việt Nam, Hội Đức – Việt, các hội đồng hương, câu lạc bộ thơ – văn, nhiếp ảnh, tổ chức xã hội từ thiện… Thế hệ người Việt thứ hai ở Đức hội nhập khá thành công, được chính quyền sở tại đánh giá cao so với các cộng đồng nhập cư ở Đức (hơn 50% học sinh đỗ trung học hạng ưu, nhiều em là thành viên các đội tuyển học sinh xuất sắc của Đức như toán, võ thuật, thơ, văn, nhạc…). Hiện nay, có một số bang của Đức đã tạo điều kiện thí điểm đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy phổ thông như bang Brandenburg, Berlin, Sachsen và Sachsen Anhalt.
GỬI HÀNG ĐƯỜNG BIỂN, HÀNG KHÔNG ĐI ĐỨC
Quý khách cần gửi đồ đi Đức cho người nhà gấp, chúng tôi sẽ dùng chuyển phát nhanh qua Đức bằng đường hàng không trong vòng 3-5 ngày là đến nơi. Bảo đảm giá thấp hơn so với tự gửi tại sân bay mà lại không tốn thời gian đi lại, chờ đợi. Indochina Post Logistics chúng tôi là đại lý môi giới cấp 1 của các hãng chuyển phát nhanh lớn như DHL, TNT, UPS, FedEx nên mới có giá tốt như vậy. Công ty cũng nhận gửi đồ nội thất, giường, tủ, nệm; vận chuyển đồ gỗ, vật liệu đá hoa cương, nguyên liệu xuất khẩu qua Đức theo đường biển. Chuyển hàng điện máy, cơ khí, linh kiện điện tử, điện thoại di động, máy móc làm bún, bánh phở, xe điện, xe vespa cũ, hệ thống dàn dựng đèn loa sân khấu đến Đức bằng tàu biển. Gửi hàng chuyển phát thực phẩm đặc sản cá, mực, tôm khô, hàng nông sản gạo, bột ngũ cốc đi Đức đường hàng không. Và rất nhiều chủng loại hàng hóa khác mà khách hàng đã thông qua công ty chúng tôi gửi đi Đức an toàn.
BẢNG GIÁ GỬI HÀNG CHUYỂN PHÁT NHANH ĐI ĐỨC
DESTINATION | 15 KG 16 KG 17KG |
18KG 19KG 20KG |
21KG 45KG |
45KG 99KG |
100KG | 500KG |
FRA-BER-DTM-HAM-BRE-HAJ-CGN-DUS-LEJ-RTM-CDG-WAV-LHR-CDG | $ 15.00 | $ 12.50 | $ 11.30 | $ 10.50 | $ 9.50 | $ 9.00 |
PHỤ PHÍ GỬI HÀNG ĐI ĐỨC INDOCHINA POST
1.Bảng giá áp dụng cho các mặt hàng: quần áo giày dép made in VN, vải vóc, sách vở, túi giấy, hàng mẫu quà tặng, hàng thủ công mĩ nghệ mây tre gỗ, đồ nhựa, các sản phẩm mẫu thông thường.
2.Báo giá đã bao gồm VAT, COVID, chưa bao gồm phí Pickup
3.Chưa bao gồm thuế Nhập khẩu nếu có
4.Các mặt hàng thực phẩm, thuốc Nam sẽ chịu thêm phụ thu 50cent cho 01 kg
5.Các mặt hàng thuốc TPCN, mỹ phẩm, điện tử giá trị cao sẽ phụ thu thêm 1 USD cho 01 kg
6.Các hàng hóa khác (thuộc nhóm hàng nguy hiểm, chất lỏng cần có chứng từ đầy đủ) phụ thu 2 USD cho 01kg.
QUI TRÌNH VẬN CHUYỂN GỬI HÀNG ĐI ĐỨC INDOCHINA POST
Quy trình làm việc đơn giản khi đã đồng ý vận chuyển hàng hóa sơ bộ:
Vận chuyển hàng lẻ (LCL Cargo) đi Đức
Indochina Post Logistics sẽ ký nhận danh mục hàng hóa và làm hợp đồng với quý khách
Điều động xe hàng đến tận nơi nhận hàng và chở về kho hoặc cảng
Đóng gói, bao bì chèn lót đúng chuẩn
Khai báo thuế Hải Quan cho hàng gửi
Giao bộ hồ sơ cho người lãnh hàng ở đích đến.
Giá vận chuyển gửi hàng phát nhanh đi Đức rẻ, dịch vụ tốt
Không chỉ nhận vận chuyển hàng đi Đức mà chúng tôi còn nhận gửi đồ, ship hàng từ Đức về Việt Nam. Giá cước chuyển hàng đi Đức rất rẻ đối với một số bang và thành phố của Đức mà Indochina Post Logistics thường xuyên chuyển hàng qua.
Baden-Württemberg: Stuttgart Bayern: München Berlin: Berlin Brandenburg: Potsdam
Bremen: Bremen Hamburg: Hamburg Hessen: Wiesbaden Mecklenburg-Vorpommern: Schwerin Niedersachsen: Hannover Nordrhein-Westfalen: Düsseldorf
Rheinland-Pfalz: Mainz Saarland: Saarbrücken Sachsen: Dresden Sachsen-Anhalt: Magdeburg Schleswig-Holstein: Kiel Thüringen: Erfurt
Indochina Post Logistics
1 bình luận