Nội Dung Chính
Hợp đồng ngoại thương là gì? Đặc điểm của nó như thế nào? Bố cục ra sao? Nếu bạn xuất nhập khẩu hay giao dịch hàng hóa giá trị cao, khoảng cách địa lý xa thì một bản hợp đông với những quy định cụ thể là không thể thiếu. Việc hiểu sâu về hợp đồng, đặc điểm và những điều khoản có trong đó sẽ giúp ích cho các bạn rất nhiều trong quá trình làm xuất nhập khẩu.
Để mọi người hiểu rõ hơn, hôm nay Indochinapost chúng tôi sẽ tổng hợp, giải đáp cho mọi người những thắc mắc trên.
Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thỏa thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng
Đặc điểm của hợp đồng ngoại thương là gì?
Hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm sau:
Chủ thể kí hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau ( nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú cả họ)
Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác.
Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thể được lập ở những nước khác nhau
Phân loại hợp đồng ngoại thương là gì
Nhóm hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
– Hợp đồng xuất nhập khẩu (kể cả Hợp đồng mua bán hàng hóa từ khu chế xuất…)
– Hợp đồng tạm nhập, tái xuất.
– Hợp đồng tạm xuất, tái nhập.
– Hợp đồng chuyển khẩu.
Nhóm hợp đồng cung ứng Dịch vụ quốc tế
– Hợp đồng vận chuyển hàng hóa XNK bằng đường biển…;
– Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa XNK ký giữa AIG với Công ty của VN…;
– Hợp đồng cung cấp Dịch vụ quảng cáo thương mại được ký giữa Công ty quảng cáo Omnicom của Mỹ với Công ty Toyota của Nhật Bản, theo đó Công ty Omnicom sẽ thực hiện việc quảng cáo sản phẩm của Công ty Toyota tại Mỹ… học kế toán thực hành ở đâu tốt nhất
Nhóm hợp đồng ngoại thương khác
– Hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài để tiêu thụ ở nước ngoài (được ký giữa 1 Công ty ở Thái Lan đối với một Công ty của Nhật Bản)…
– Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa (hợp đồng kỳ hạn…) được ký giữa Vinacafe với London FOX (Sở GDHH ở Anh) theo phương thức kỳ hạn…
– Hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa FPT và Tập đoàn đào tạo APTECH và Thames Busines School của Ấn Độ theo đó FPT được nhượng quyền thương mại để thành lập TT đào tạo lập trình viên quốc tế tại VN…
Bố cục của hợp đồng ngoại thương là gì
Một hợp đồng ngoại thương thường có 4 phần học xuất nhập khẩu ở đâu tốt
Phần mở đầu
- Tiêu đề hợp đồng: thường là “contract”, “Sale contract”
- Số và kí hiệu hợp đồng
- Thời gian kí kết hợp đồng
- Phần thông tin và chủ thể hợp đồng
- Tên đơn vị : nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt (nếu có)
- Địa chỉ đơn vị học kế toán thực hành ở đâu tốt
- Các số máy : Fax, điện thoại, email
- Số tài khoản và tên ngân hàng
- Người đại diện kí hợp đồng : cần nêu rõ tên và chức vụ của người đại diện
Nội dung của hợp đồng ngoại thương là gì
- Article 1 : Commodity : Phần mô tả hàng hóa
- Article 2 : Quality : Mô tả chất lượng hàng hóa
- Article 3 : Quantity : Số lượng hoặc trọng lượng hàng hóa tùy theo đơn vị tính toán
- Article 4 : Price : ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng học logistics ở đâu tốt
- Article 5 : Shipment : thời hạn và địa điểm gia hàng
- Article 6: phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn
- Article 7: Packing and Marking: quy cách đóng gói bao bì và nhãn hiệu hàng hóa
- Article 8: Warranty: Nêu nội dung bảo hành hàng hóa
- Article 9: Penalty: Những quy định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng
- Article 10: Insurance: Bảo hiểm hàng hóa do bên nào mua ? và mua theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm
- Article 11: Force majeure: nêu các sự kiện được cho là bất khả kháng và không thể thực hiện được hợp đồng
- Article 12: Claim: nêu các quy định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong hơp đồng muốn khiếu nại bên kia học kế toán tổng hợp ở đâu tốt nhất tphcm
- Article 13: Arbitration: quy định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm
- Article 14: Other terms and conditions : ghi những quy định khác ngoài những điều khoản đã kể trên.
Phần cuối của hợp đồng ngoại thương là gì
- Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản
- Hợp đồng thuộc hình thức nào
- Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng
- Hợp đồng có hiệu lực kể từ bao giờ
- Trường hợp có sự bổ xung hay sửa đổi hợp đồng thì phải làm thế nào?
- Chữ kí, tên, chức vụ người đại diện mỗi bên
Như vậy trong bài viết này, cơ bản các bạn đã hiểu được hợp đồng ngoại thương là gì, cần có những điều khoản gì. Tuy nhiên mỗi hợp đồng sẽ có những khác nhau nhất định, đòi hỏi người đàm phán phải linh hoạt trong các tình huống khác nhau. Nếu bạn có nhu cầu vận tải, hay nhu cầu về dịch vụ khai hải quan, xuất nhập khẩu ủy thác, hãy liên hệ ngay với chúng tôi.