Nội Dung Chính
Trong thương mại quốc tế một trong hai bên có thể gặp phải các sự cố vượt ra ngoài khả năng khắc phục của họ. Vì vậy, cần phải miễn giảm trách nhiệm cho bên gặp phải. Ví dụ bên bán hàng nhận được lệnh cấm xuất khẩu của Chính Phủ vì một lí do nào đó (Chính phủ Việt Nam vào cuối năm 2008 cấm xuất khẩu gạo vì an ninh lương thực quốc gia)
Nhiều doanh nghiệp muốn nhập khẩu hàng hoá nhưng không thực hiện hình thức này trực tiếp mà uỷ thác cho một doanh nghiệp khác chịu trách nhiệm về nhiệm vụ này. Tại sao lại xảy ra tình trạng này? Hình thức uỷ thác nhập khẩu diễn ra như thế nào? Cùng Kiến thức xuất nhập khẩu tìm hiểu thông tin qua bài viết này nhé!
1.Khái niệm
Uỷ thác nhập khẩu hàng hoá là hình thức doanh nghiệp này uỷ thác cho một doanh nghiệp khác hoặc một công ty dịch vụ thực hiện việc nhập hàng hoá về cho doanh nghiệp mình.
Trong trường hợp này, doanh nghiệp ký kết hợp đồng mua bán với bên trung gian để giao dịch hàng hoá.
2.Nguyên nhân sử dụng hình thức uỷ thác nhập khẩu hàng hoá
Căn cứ theo điều 3 Nghị định 187/2013, các doanh nghiệp nếu có đủ điều kiện cho phép theo quy định pháp luật đều có thể xuất nhập khẩu mà không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn vận dụng hình thức uỷ thác bởi mặc dù tốn thêm các khoản chi phí nhưng vẫn mang lại nhiều lợi ích.
Một số nguyên nhân có thể liệt kê như sau:
– Doanh nghiệp chưa có kinh nghiệm nhập khẩu hàng hoá
Thông thường, nếu doanh nghiệp mới thành lập hoặc doanh nghiệp ít khi sử dụng các nguyên vật liệu nước ngoài thì hầu như chưa có kinh nghiệp nhập khẩu hàng hoá. Khi đó, đội ngũ nhân viên của công ty không đủ khả năng đàm phán, ký kết hơppj đồng với đối tác nước ngoài, hoặc chưa làm quen được với các nhiệm vụ làm việc với hải quan,…Trong trường hợp này, doanh nghiệp nên uỷ thác nhập khẩu để tránh các sai sót về hợp đồng, nhầm lẫn về thủ tục hoặc bị lừa đẩy phần chi phí tăng lên.
– Cá nhân không có tư cách pháp nhân
Đối với các cá nhân không có tư cách pháp nhân, họ không có đủ tư cách pháp lý để ký một hợp đồng thương mại quốc tế với doanh nghiệp nước ngoài. Khi sử dụng công cụ uỷ thác, doanh nghiệp có thể hợp thức hoá việc mua bán hàng hoá quốc tế cho doanh nghiệp mình.
– Giảm mức chi phí đối ứng
Trong trường hợp doanh nghiệp mới làm việc với đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ lợi dụng tình hình để ép giá với nhiều thủ tục khác nhau. Nếu doanh nghiệp ký hợp đồng uỷ thác với công ty chuyên nhập khẩu hoặc doanh nghiệp thân quen đã có mối quan hệ làm việc đối tác nước ngoài sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí hơn việc nhập thẳng.
3.Các chú ý đối với hình thức uỷ thác
a.Các lưu ý khi áp dụng hình thức
Khi áp dụng hình thức uỷ thác bạn nên lưu ý:
– Để tiết kiệm chi phí phát sinh, bạn nên thực hiện tất cả các thủ tục mà doanh nghiệp có thể thực hiện được, chỉ nên uỷ thác khi cần thiết. học xuất nhập khẩu thực tế ở đâu tốt
– Kiểm tra thông tin về hàng hoá muốn nhập khẩu có phủu hợp với điều kiện nhập khẩu theo quy pháp luật hay không. Nếu không đủ điều kiện thì bạn nên dừng lại tránh việc mất công uỷ quyền công ty khác nhập khẩu.
– Bên cạnh các thủ tục nhập khẩu, bạn nên lên kế hoạch cho phù hợp với thời gian và địa điểm cụ thể tránh xảy ra các vấn đề phát sinh vừa mất thời gian vừa tốn chi phí.
– Thông in trên tờ khai uỷ thác, tờ khai hải quan, ngoài tên người uỷ thác nhập khẩu, doanh nghiệp cần thực hiện theo đúng hình thức uỷ thác cho phép (căn cứ theo Luật thương mại 2005 và Nghị định 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài)
b.Các hạn chế khi uỷ thác
– Doanh nghiệp phải trả phí dịch vụ ủy thác (hay hoa hồng ủy thác); Khoá học xuất nhập khẩu
– Người ủy thác thiếu chủ động và thông tin ít nhiều bị hạn chế do phải làm việc qua một bên trung gian
– Doanh nghiệp có thể gặp rủi ro nhất định về thông tin nhà cung cấp và sản phẩm nhập khẩu như bị bên uỷ thác lợi dụng về thị trường, các đối tác, đặt các điều kiện gây tổn hại đến doanh nghiệp, lấy được uy tín khách hàng rồi cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp mình.
Để tránh các trường hợp đó xảy ra, doanh nghiệp nên cân nhắc thật kỹ lưỡng về doanh nghiệp được uỷ thác.
4.Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên.
a.Trách nhiệm của người nhận ủy thác
– Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
– Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
– Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
– Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
– Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
– Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)
b.Trách nhiệm của người ủy thác:
– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng.
– Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài
– Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng
– Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)
– Thanh toán phí dịch vụ ủy thác
Trên đây là các thông tin cần thiết khi thực hiện các hình thức uỷ thác nhập khẩu hàng hoá.
Mong bài chia sẻ sẽ hữu ích cho việc học tập và làm việc của bạn.
Chúc bạn thành công!