Indochinapost – Ngày 31/10/2016 – Công ty vận chuyển hàng hóa chuyên tuyến Hà Nội đi Phong Thổ, Lai Châu, giao nhận hàng trong ngày. Xe tải sẽ đi qua hai tuyến quốc lộ chính là quốc lộ 32 và quốc lộ 100.
Vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đến Lai Châu có hai cách:
Một là, qua cao tốc Hà Nội – Lào Cai là tuyến đường nhanh nhất. Lái xe mất khoảng 5 tiếng đồng hồ để tới Lào Cai. Tiếp đó, sẽ theo quốc lộ 4D vận chuyển hàng hóa từ Lào Cai đến Lai Châu. Đến điểm giao cắt tại ngã ba gần Mường So, lái xe tiếp tục rẽ về quốc lộ 100 để tới Phong Thổ, Lai Châu.
Hai là, đi theo quốc lộ 32, đây là tuyến đường dễ đi nhất. Với cung đường này, lái xe mất khoảng 10 tiếng đồng hồ. Lộ trình như sau: Hà Nội – Cầu Trung Hà – Thanh Thủy – Thanh Sơn – Thu Cúc – Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Mù Cang Chải – Than Uyên – Tam Đường (Phong Thổ).
Ngoài ra còn 2 đường có thể đi là đi đến Điện Biên hỏi đường đi Mường Lay rồi đi đến Phong Thổ, Lai Châu hoặc đi từ Lào Cai sang, qua đường Sapa. Tuy nhiên, cả 2 đường này nếu xuất phát từ Hà Nội thì xa hơn 2 đường trên rất nhiều.
Địa hình tỉnh Lai Châu nói chung và huyện Phong Thổ nói riêng đều là đồi núi hiểm trở, quanh co, khúc khuỷu với những khúc cua tay áo và rất nhiều đèo dốc. Bên cạnh đó, thời tiết sương mù khá nhiều, đặc biệt là vào thời điểm chiều tối và sáng sớm. Do vậy, lái xe phải tập trung cao độ, kiểm soát tay lái để lưu thông được an toàn. Tuyệt đối không vượt ẩu, chỉ vượt xe khác trong điều kiện an toàn. Không lấn làn ở những khúc cua, chạy đúng làn đường bên phải của mình.
Trước khi cho xe leo đèo dài hàng chục km, lái xe nên dừng lại ở chân đèo, kiểm tra toàn bộ xe. Lái xe cần kiểm tra hệ thống phanh, áp suất và tình trạng lốp, các loại dầu trợ lực lái, dầu phanh… đảm bảo rằng mọi bộ phận của xe đều hoạt động tốt và an toàn.
Khi leo đèo, dốc, cần chú ý tuân thủ nguyên tắc “lên số nào xuống số đó”. Lên số nào tùy thuộc vào độ dốc của đèo. Hãy lựa chọn một cấp số phù hợp, một tốc độ vừa đủ để người lái kiểm soát được chiếc xe. Nếu đèo có độ dốc cao và dài thì nên để số thấp (số 1 hoặc 2). Còn nếu độ dốc vừa phải thì thường anh em lái xe sẽ để ở số 3 với tốc độ khoảng 30-40km/h. Tránh xuống dốc với cấp số cao nhất, mà nên lợi dụng lực “ghì” của động cơ.
Các lái xe thường truyền tai nhau kinh nghiệm sử dụng phanh khi đi đường đèo dốc đó là: tuyệt đối tránh việc rà phanh hay mớm phanh liên tục. Điều này có thể khiến tiếng động cơ tăng lớn do vòng tua máy lên cao. Nếu để số cao mà rà phanh lâu, sẽ gây mòn má phanh, sinh quá nhiệt, lộn cúp pen. Dẫn đến tình trạng cháy phanh, tình huống này càng tăng độ nguy hiểm hơn trong quá trình di chuyển.
Khi vào cua, không bám vạch tâm đường mà nên chú ý đến làn vạch đường bên phải của mình. Khi trời tối, bạn nên cân nhắc sử dụng đèn pha: hãy hạ đèn chiếu gần khi có xe đi ngược chiều đến gần để không làm chói mắt lái xe đối diện. Nếu lái xe kia không chịu hạ đèn pha, hãy nháy đèn ra hiệu với họ. Còn trong trường hợp, lái xe kia cố tình để đèn pha, bạn hãy giảm tốc độ, bám vào vạch chia lề đường bên phải hoặc dừng hẳn bên phần đường của mình nếu thấy không an toàn.
Trên đây là những chia sẻ của Indochinapost dành cho anh em mới vào nghề. Hy vọng phần nào giúp ích được cho các bạn. Chúc toàn thể anh em lái xe trên khắp mọi miền Tổ quốc luôn luôn “thượng lộ bình an”./.