Nội Dung Chính
CHƯƠNG TRÌNH ƯU ĐÃI THUẾ QUAN CÓ HIỆU LỰC CHUNG (CEPT)
1. Giới thiệu chung
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (Common Effective Preferential Tariff) gọi tắt là CEPT là một chương trình thỏa thuận ưu đãi thuế quan được ký bởi các nước thành viên trong khối ASEAN. CEPT thiết lập mối quan hệ buôn bán tự do trong khối ASEAN (AFTA) với mục tiêu giảm thuế nhập khẩu trên hầu hết hàng hoá buôn bán giữa các nước thành viên xuống mức tối thiểu từ 0-5%.
Chương trình thuế quan ưu đãi có hiệu lực chung (CEPT) có thể tóm tắt như sau:
- Các quốc gia thành viên thỏa thuận Chương trình cắt giảm thuế quan ưu đãi có hiệu lực như sau:
- Giảm các mức thuế quan xuống còn 20% trong thời kỳ 5 năm tới 8 năm, kể từ ngày 01-01-1993, tùy thuộc vào Chương trình cắt giảm thuế quan do từng quốc gia thành viên quyết định và sẽ được thông báo khi được công bố vào lúc bắt đầu chương trình. Khuyến khích các quốc gia thành viên áp dụng mức cắt giảm hàng năm theo công thức (X-20)%/5 hoặc 8 năm, trong đó X là mức thuế quan hiện hành tại mỗi quốc gia thành viên.
- Sau đó giảm mức thuế 20% hoặc thấp hơn trong thời hạn 7 năm. Mức cắt giảm tối thiểu là 5% lượng được cắt giảm. Chương trình cắt giảm thuế quan sẽ được các quốc gia thành viên quyết định và tuyên bố khi bắt đầu chương trình.
- Đối với các sản phẩm có mức thuế là 20% hoặc thấp hơn, kể từ ngày 01-01-1993, các quốc gia thành viên sẽ quyết định chương trình cắt giảm thuế quan, và công bố ngày bắt đầu áp dụng chương trình cắt giảm.Hai hoặc nhiều quốc gia thành viên có thể thỏa thuận cắt giảm thuế quan xuống còn 0-5% cho các sản phẩm cụ thể với tốc độ nhanh hơn khi bắt đầu Chương trình.
- Các sản phẩm đã đạt tới hoặc đang có mức thuế suất là 20% hoặc thấp hơn, sẽ nghiễm nhiên được hưởng các ưu đãi.
- Các chương trình cắt giảm thuế quan trên đây không ngăn cản các quốc gia thành viên cắt giảm ngay lập tức mức thuế quan của mình xuống còn 0-5% hoặc áp dụng một chương trình rút ngắn việc cắt giảm thuế quan.
Các nước thành viên ASEAN có quyền lựa chọn loại trừ một số sản phẩm ra khỏi CEPT trong ba trường hợp
- Loại trừ tạm thời: Áp dụng với những sản phẩm mà các nước chưa chuẩn bị để cắt giảm thuế, bao gồm các sản phẩm thuộc lĩnh vực chất dẻo, xe tải, và hoá chất.
- Những sản phẩm nông nghiệp nhạy cảm: được mở rộng thời hạn đến năm 2010 để hoà nhập vào chương trình CEPT.
- Loại trừ: Áp dụng với những sản phẩm mà một nước cho rất cần thiết nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, bảo vệ cuộc sống và sức khoẻ của con người, động vật hay thực vật và bảo vệ các đối tượng có giá trị mỹ thuật lịch sử hay khảo cổ học. Khoảng 1% các hạng mục thuế ASEAN thuộc loại này.
Để đáp ứng các ưu đãi, nước thành viên, ASEAN nhập khẩu phải đảm bảo rằng.
– Sản phẩm đó có trong Inclusion List của nước thành viên xuất khẩu.Thuế suất tại nước thành viên xuất khẩu cho sản phẩm đó là bằng hoặc dưới 20%.
– Nếu thuế suất của nước thành viên xuất khẩu cao hơn 20%, ưu đãi chỉ có thể được cho hưởng khi thuế xuất CEPT của nước thành viên nhập khẩu cũng cao hơn 20% bất kể có hay không việc cắt giảm thuế trong đó.
2. Quy tắc xuất xứ:
Theo CEPT điều kiện để một sản phẩm được hưởng ưu đãi là.
– Sản phẩm xuất khẩu phải nằm trong chương trình danh mục cắt giảm của nước thành viên ASEAN nhập khẩu.
– Sản phẩm xuất khẩu phải đáp ứng quy tắc xuất xứ của chương trình hoặc yêu cầu về 40% thành phần nội địa. Một sản phẩm sẽ được coi là xuất xứ từ nước thành viên ASEAN nếu ít nhất 40% (giá FOB) thành phần của chúng xuất xứ từ các nước thành viên.
– Sản phẩm phải đáp ứng tiêu chuẩn vận chuyển thẳng theo Hiệp định CEPT.
– Phải có Giấy chứng nhận xuất xứ CEPT (mẫu D) đuợc cấp bởi Bộ Thương mại hoặc Ngoại thương để trình cơ quan hải quan nước thành viên ASEN nhập khẩu.
Dưới đây là những nội dung chính của quy tắc xuất xứ của Việt nam dùng để xác định sản phẩm thuộc diện hưởng ưu đãi thuế quan theo chương trình CEPT.
2.1 Tiêu chuẩn xuất xứ.
Hàng hoá thuộc chương trình CEPT xuất khẩu từ một nước thành viên sẽ được coi là có xuất xứ từ nước thành viên đó nếu đáp ứng một trong hai điều kiện sau:
– Hàng hoá có xuất xứ thuần tuý tại nước thành viên đó hoăc:
– Hàng hoá không đáp ứng điều kiện trên sản xuất hoặc gia công, chế biến tại nước thành viên ASEAN và đáp ứng tiêu chuẩn tỷ lệ phần trăm hàm lượng nội địa.
2.2 Điều kiện về vận chuyển.
Các sản phẩm có xuất xứ tại nước thành viên xuất khẩu phải được vận chuyển thẳng từ nước này đến nước thành viên nhập khẩu.
Trường hợp dưới đây được coi là vận tải trực tiếp.
– Hàng hoá được vận chuyển qua lãnh thổ bất kỳ một nước thành viên ASEAN
– Hàng hoá được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành viên ASEAN.
2.3. Chứng từ.
Để chứng minh rằng hàng hoá đáp ứng các tiêu chuẩn về xuất xứ theo chương trình CEPT, nhà xuất khẩu phải xuất trình cho cơ quan hải quan nước nhập khẩu giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá ASEAN – C/O form D.
Bản gốc C/O form D cùng với bản sao Thứ ba sẽ được nộp cho cơ quan Hải quan vào thời điểm làm thủ tục nhập khẩu hàng hoá đó.
Trường hợp lô hàng hoá có giá trị không quá 200 đô la Mỹ giá FOB thì Giấy chứng nhận Mẫu D sẽ được miễn và chấp nhận việc kê khai đơn giản của nhà xuất khẩu là thành viên. Hàng hoá gửi qua đường bưu điện cơ giá trị không vượt quá 200 đô la Mỹ FOB cũng được xử lý tương tự.
Việc phát hiện có sự khác biệt nhỏ giữa các lời khai trong Giấy chứng nhận Hải quan của nuớc nhập khẩu là thành viên sẽ không vì chính điều đó làm mất giá trị của Giấy chứng nhận Mẫu D, nếu thực tế những lời khai đó vẫn phù hợp với hàng hoá được giao .
2.4 Xuất xứ cộng gộp:
Trong khi xác định xuất xứ theo công thức tính tỷ lệ 60%, CEPT cho phép coi những sản phẩm có xuất xứ tại một nước thành viên ASEAN, được sử dụng để sản xuất ra thành phẩm tại nước thành viên khác là sản phẩm có xuất xứ từ nước thành viên khác đó.
2.5 Tiêu chuẩn xuất xứ đối với hàng dệt may.
– Để xác định xuất xứ hàng dệt và các sản phẩm dệt, bên cạnh tiêu chuẩn phần trăm, có thể áp dụng tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản.
– Cần phải ban hành một danh mục thống nhất ASEAN (ASEAN Single List), thể hiện quá trình tạo nên sản phẩm cho từng loại hàng dệt và các sản phẩm dệt, để áp dụng tiêu chuẩn chuyển đổi cơ bản cho hàng dệt.