Nội Dung Chính
Chứng Từ Và Quy Trình Kiểm Tra Sau Thông Quan
Quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào là vấn đề nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu quan tâm. Bởi hàng hóa mặc dù đã được thông quan nhưng vẫn có thể bị kiểm tra sau thông quan bất cứ lúc nào.
Để giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về kiểm tra sau thông quan là gì? Thủ tục và quy trình kiểm tra sau thông quan như thế nào? Các tình huống xảy ra khi kiểm tra sau thông quan. Indochina Post sẽ chia sẻ chi tiết trong bài viết này.
Kiểm tra sau thông quan là gì?
Kiểm tra sau thông quan (KTSTQ) là quá trình nhân viên Hải quan kiểm tra tính trung thực. Hợp lý và độ tin cậy của các thông tin chủ hàng đã khai báo với hải quan. Thông qua việc kiểm tra các chứng từ bộ phận xuất nhập khẩu (hải quan). Chứng từ bộ phận kế toán, chứng từ thanh toán ngân hàng của các lô hàng đã thông quan.
Những chứng từ này do các chủ thể (cá nhân/công ty) có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến thương mại quốc tế lưu giữ.
Hoạt động kiểm tra sau thông quan được chia làm các trường hợp sau:
- Kiểm tra tính tuân thủ pháp luật của người khai hải quan
- Kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật (trường hợp này sẽ không cần thông báo trước) hoặc theo các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu.
- Kiểm tra trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro (Cục Giám sát quản lý rủi ro sẽ quản lý danh sách các doanh nghiệp)
Mục đích của việc kiểm tra sau thông quan là gì?
- Kiểm tra việc chấp hành Luật hải quan, Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cũng như các quy định khác về xuất nhập khẩu. Từ đó phát hiện, ngăn chặn tình trạng gian lận trốn thuế. Vi phạm Luật Hải quan, vi phạm chính sách mặt hàng.
- Hiện nay về chủ trương, hải quan đang đẩy mạnh đơn giản hóa thủ tục. Nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thông quan nhanh giải phóng hàng sớm.
- Trong quá trình làm thủ tục, hải quan có thể có nghi ngờ một vài nội dung nào đó trên tờ khai. Nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Họ thông báo cho chủ hàng lựa chọn: Có thể làm tham vấn giá ngay Hoặc không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau.
- Nhiều trường hợp, phải đến sau khi thông quan, phòng nghiệp vụ của hải quan. Mới có thời gian để kiểm tra lại kỹ hồ sơ và phát hiện ra điểm này điểm kia nghi ngờ và cần làm rõ.
- Chủ yếu là vấn đề giá trị hàng khai báo trên tờ khai.
Trong những trường nêu trên, cơ quan hải quan ra quyết định kiểm tra lại bộ hồ sơ sau khi hàng đã thông quan. Như vậy, kiểm tra sau thông quan là để đảm bảo số liệu trên tờ khai là hợp lý, hợp lệ, và chủ hàng không khai man để trốn thuế.
Chứng từ cần chuẩn bị để thực hiện kiểm tra
Một số chứng từ cần được lưu trữ và chuẩn bị để thực hiện kiểm tra sau thông quan mà bạn có thể tham khảo. Thông thường liên quan đến Sổ sách kế toán; Chứng từ xuất nhập khẩu như:
Hồ sơ, tài liệu về tư cách pháp nhân của Công ty
Hồ sơ hải quan, dữ liệu và tài liệu liên quan đến thực hiện thủ tục hải quan
- Tờ khai hải quan đã thông quan, tờ khai sửa, tờ khai hủy
- Hợp đồng xuất – nhập khẩu
- Báo cáo quyết toán nguyên liệu, vật tư và thành phần sản xuất từ nguồn nhập khẩu
- Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến xử lý nguyên liệu vật tư dư thừa, phế liệu, phế phẩm
- Bảng kê chi tiết tờ khai, mặt hàng xuất khẩu được cấp giấy chứng nhận xuất xứ, tự chứng nhận xuất xứ, tiêu chí áp dụng
Hồ sơ, tài liệu, số liệu liên quan đến theo dõi, quản lý nguyên vật tư, thành phẩm
- Quy trình sản xuất sản phẩm xuất khẩu
- Quy trình quản lý nguyên liệu, vật tư sản phẩm
- Quy trình xây dựng định mức, sử dụng định mức trong thực tế sản xuất và quyết toán nguyên liệu vật tư
- Định mức thực tế sản xuất, định mức thông báo đến cơ quan hải quan toàn bộ mã sản phẩm đã và đang sản xuất
- Báo cáo tài chính, bảng cân đối số phát sinh các tài khoản
- Bảng kê chi tiết các hóa đơn GTGT hàng tháng
- Bảng kê chi tiết tính giá thành các mã sản phẩm
- Bảng kê chi tiết nhập xuất tồn nguyên liệu, vật tư, thành phẩm
- Sổ chi phí sản xuất kinh doanh
- Biên bản kiểm kho nguyên liệu vật tư thành phần, bán thành phẩm
- Sổ chi tiết các tài khoản kế toán
Hồ sơ đã thanh tra, kiểm tra ở giai đoạn trước (nếu có)
Một số điều mà bạn cần chú ý
- Đọc kỹ quyết định kiểm tra, trong đó có nêu rõ: thời gian, địa điểm, những tờ khai nào cần kiểm tra… Xem mục đích kiểm tra là gì: thường liên quan đến trị giá hải quan.
- Chuẩn bị hồ sơ từng lô hàng thuộc diện phải kiểm tra, đã ghi rõ trên Quyết định. Hồ sơ cần chuẩn bị 2 bản: bản chính để kiểm tra và bản chụp để nộp.
- Việc chuẩn bị hồ sơ theo giấy tờ ghi trên quyết định, và những giấy tờ khác có liên quan. Mục đích là để giải thích về giá hàng nhập là đúng, không khai man để trốn thuế.
- Điều này cũng tương tự như trường hợp phải Tham vấn giá hải quan. Bạn chuẩn bị giấy tờ càng đầy đủ, càng chuẩn chỉnh thì càng dễ làm việc với hải quan.
- Khi đến làm việc theo thời gian trong quyết định, bạn đem hồ sơ tới gặp cán bộ hải quan được phân công giải quyết hồ sơ.
- Buổi làm việc sẽ xoay quanh vấn đề giá khai báo, có thấp hơn thực tế không, có đủ tài liệu chứng minh không. Trường hợp bạn cung cấp đủ thì ngon rồi.
- Nhưng nếu không đủ, hoặc không chứng minh được, bạn sẽ bị hải quan áp thuế cao hơn. Và tiến hành những biện pháp khác như: phạt hành chính, truy thu thuế.
Quy trình kiểm tra sau thông quan
- Bước 1: Thu thập, phân tích, nhận định thông tin.
- Bước 2: Đề xuất kiểm tra theo dấu hiệu, rủi ro
- Bước 3: Người có thẩm quyền quyết định
- Bước 4: Thực hiện kiểm tra
- Bước 5: Báo cáo kết quả kiểm tra
- Bước 6: Kết luận kiểm tra
- Bước 7: Quyết định xử lý kết quả kiểm tra
- Bước 8: Cập nhật phản hồi hệ thống và lưu trữ
LIÊN HỆ VỚI INDOCHINA POST ĐỂ ĐƯỢC NHÂN VIÊN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT
Xem thêm:
Mã HS hàng hóa trong giao hàng quốc tế
Thủ tục hải quan vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Chi tiết từ A – Z quy trình vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Những quy cách đóng gói hàng hóa vận chuyển không phải ai cũng biết