Quốc lộ 3 mới được xây dựng rút ngắn thời gian chạy xe, theo đó, thời gian vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đến Thái Nguyên nay chỉ còn hơn 1 tiếng . Từ Thái Nguyên, xe tải tiếp tục theo đường Quốc lộ 3 cũ để đến Bắc Kạn và Cao Bằng.
Quốc lộ 3 mới hay còn gọi là cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên được khởi công từ năm 2009 và đưa vào sử dụng năm 2014, với chiều dài gần 64 km, có 4 làn xe chạy và 2 làn xe dừng khẩn cấp. Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên chạy qua 3 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Thời gian vận chuyển từ Hà Nội đi Thái Nguyên qua cao tốc chỉ chừng 1 tiếng 20 phút, tốc độ lưu thông đạt từ 80 – 100 km/h. Thời gian giảm đồng nghĩa với chất lượng đơn hàng được nâng lên rất nhiều, không chỉ doanh nghiệp có lợi mà bản thân nền kinh tế của mỗi địa phương cũng được đẩy mạnh giao thương với các tỉnh lân cận. Đồng thời, nền kinh tế chung của vùng Việt Bắc cũng có điều kiện phát triển nhanh và mạnh.
Từ trong nội thành Hà Nội, để vận chuyển hàng hóa tới Thái Nguyên, anh em lái xe tải hay chọn cung đường là đi về phía cầu Thanh Trì. Đi thẳng cầu Thanh Trì rồi qua cầu Phù Đổng, đi khoảng 5 km đển Khu công nghiệp Ninh Hiệp và rẽ sang quốc lộ 3 mới hay còn gọi là cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên. Chạy trên cao tốc chừng 50km là đến nút giao với Quốc lộ 3 cũ, theo đường Quốc lộ 3 cũ để chạy về thành phố Thái Nguyên khoảng 10 km. Nếu xe tải đang nhận hàng ở khu vực gần cầu Thăng Long sẽ chọn đường đi theo Quốc lộ 3 cũ, qua Nội Bài nhưng sẽ mất đến 2 tiếng đồng hộ chạy xe.
Lái xe Vũ Đức Thuận chia sẻ với anh em đồng nghiệp về cung đường từ Hà Nội đi Bắc Kạn và Cao Bằng mà anh hay đi. Đó là qua cầu Thanh Trì – Cầu Phù Đổng – Ninh Hiệp – Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc 100Km/h) – Cầu vượt Đán. Anh Thuận cho biết: “Đến cầu vượt Đán là đến địa phận tỉnh Thái Nguyên rồi”. Từ đây, tiếp tục đi theo đường vành đai – ngã tư Sơn Cẩm – Quốc lộ 3 cũ – thẳng tiến Bắc Kạn – Cao Bằng. Anh Thuận lưu ý thêm: “đoạn này có một số chỗ chỉ cho tốc độ 50km là Giang Tiên, Đu, Chợ mới, Bắc Kạn, Phủ thông, Nà phặc..”. Anh em lái xe nên lưu ý tốc độ vừa phải, vì là đường núi nên chú ý làm chủ được tốc độ để xử lý các tình huống cho an toàn.
Anh Trương Mạnh Lân là lái xe của Indochinapost nhưng lại “cắm chốt” ở khu vực Phạm Hùng, Cầu Giấy. Các chuyến hàng ở những khu vực gần địa điểm trên đều là do anh Lân đi bốc hàng. Với những địa điểm trên, nếu điểm trả hàng ở Bắc Kạn, Cao Bằng thì anh Lân sẽ chọn cung đường đi là: Cầu Thăng Long – Trạm thu vé rẽ phải – Quóc lộ 18 – Cầu vượt quốc lộ 3 mới Bắc Ninh – Quốc lộ 3 mới (đường cao tốc 100Km/h). Từ Quốc lộ 3 mới (Cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên), xe của anh tiếp tục theo đúng hành trình như anh Thuận đi.
Tất cả các lái xe đều chung một nhận định là cao tốc Hà Nội – Thái Nguyên là lựa chọn tốt nhất cho các chuyến hàng vận chuyển từ Hà Nội đi Thái Nguyên, Bắc Kạn, Cao Bằng. Đường khang tranh, mượt mà, thoáng đãng, vừa tiết kiệm thời gian, vừa vận chuyển an toàn, mang lại hiệu quả lớn trong kinh doanh.