Nội Dung Chính
Hàng hóa xuất khẩu đi Italia xin C/O form gì?
Tại Indochina Post, chúng tôi sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về C/O form EUR.1, cũng như cung cấp dịch vụ xin cấp mẫu C/O và các dịch vụ hậu cần kho vận khác. Bất cứ khi nào có nhu cầu, quý khách hàng hãy liên hệ ngay với Indochina Post để được hỗ trợ 24/7.
Nhiều lợi thế hàng hóa xuất khẩu đi Italia
Italia hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU), sau Hà Lan và Đức. Mặt khác, Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất của Italia trong khối ASEAN. Với kim ngạch thương mại song phương liên tục tăng qua các năm.
Italia là quốc gia xếp hạng thứ 20 trong số những quốc gia Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất. Trong khi đó, Việt Nam là một trong 20 quốc gia mà Chính phủ Italia ưu tiên hợp tác thúc đẩy thương mại đầu tư.
Xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Italia năm 2023 đạt 6,1 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2022. Trong đó xuất khẩu đạt 4,47 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,62 tỷ USD. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Italia đạt 3,4 tỷ USD. Tăng 9,5% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, xuất khẩu sang Italia đạt 2,5 tỷ USD, tăng 9,2%. Nhập khẩu từ Italia đạt 0,88 tỷ USD, tăng 10,3%.
Việt Nam và Italia có ký kết hiệp định FTA hay không?
Việt Nam và Italia là 2 quốc gia có truyền thông thương mại lâu đời. Kể từ năm 2020, mối quan hệ này ngày càng tăng trưởng khi mà hiệp định thương mại giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA) chính thức có hiệu lực. Cả Việt Nam và Italia đều là những thành viên tích cực trong việc hoàn thành và phát triển quan hệ thương mại trong khối.
Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang thị trường Italia bao gồm: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại và linh kiên, máy móc, phụ tùng, hàng thủy sản, cà phê, dệt may, giày dép,… Trong tương lai, Italia hứa hẹn sẽ là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại châu Âu. Và Việt Nam sẽ trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Italia tại Asean.
Hướng dẫn xin C/O form EUR.1 cho hàng hóa xuất khẩu đi Italia
Như đã đề cập ở trên, cả Italia và Việt Nam đều là thành viên của hiệp định thương mại EVFTA. Do đó, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam có thể xin cấp C/O form EUR.1. Và sẽ được hưởng ữu đãi khi nhập khẩu vào Italia. Dưới đây là một số lưu ý cho doanh nghiệp về loại C/O này:
Nơi cấp C/O mẫu EUR.1
Đơn vị cấp C/O form EUR.1 là Phòng quản lý xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương. Hiện tại có 20 cơ sở trên khắp cả nước có chức năng cấp mẫu C/O này. Tham khảo danh sách tại trang web của Bộ Công thương: https://ecosys.gov.vn/Homepage/DepartmentView.aspx
Chuẩn bị hồ sơ xin cấp C/O form EUR.1
- Đơn đề nghị cấp C/O: Xuất từ hệ thống Ecosy, ký và đóng dấu
- Tờ khai xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Mã vạch: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Invoice: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Packing List: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Bill Of Lading: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Bảng kê Nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Định mức tiêu hao nguyên phụ liệu: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Quy trình sản xuất: Kí và đóng dấu mộc tròn
- Tờ khai nhập khẩu và hóa đơn đầu vào: Kí và đóng dấu mộc tròn
Quy trình 6 bước xin cấp C/O mẫu EUR.1
Để xin CO form EUR.1, doanh nghiệp cần thực hiện các bước sau đây:
- Bước 1: Khai báo hệ thống trên website của Bộ Công thương: http://ecosys.gov.vn. Trong trường hợp doanh nghiệp chưa có đăng kí thương nhân. Cần chuẩn bị hồ sơ thương nhận và xin cấp tải khoản trên hệ thống Ecosys.
- Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ (theo hướng dẫn dưới đây).
- Bước 3: Nộp hồ sơ cho cán bộ tiếp nhận. Hồ sơ xin cấp CO sẽ được cán bộ kiểm tra và tư vấn cụ thể
- Bước 4: Cấp số C/O, nhận dữ liệu CO từ Website
- Bước 5: Cán bộ ký duyệt CO
- Bước 6: CO được đóng dấu. Cơ quan quản lý lưu một bản, một bản trả CO hợp lệ cho doanh nghiệp xin cấp.
Thời gian có được CO form EUR.1 bản giấy là từ 1-2 ngày làm việc, kể từ khi nhận đầy đủ bộ hồ sơ.
Cách tra cứu thuế ưu đãi hàng hóa xuất khẩu đi Italia
Đối với hàng hóa có xuất xứ bên ngoài châu Âu, khi nhập khẩu vào Italia sẽ phải chịu thuế. Có một số lưu ý cho nhà xuất khẩu nước ngoài như sau:
- Italia sử dụng phương pháp CIF để tính thuế: nghĩa là thuế nhập khẩu và các loại thuế khác được tính dựa trên giá trị hàng hóa nhập khẩu cũng như chi phí vận chuyển.
- Khi nhập khẩu hàng hóa, cần phải có một số tài liệu chứa thông tin chi tiết về lô hàng. Với mỗi xuất xứ/quốc gia khác nhau, hải quan Italia sẽ yêu cầu hồ sơ, chứng từ khác nhau.
Thuế nhập khẩu có thể được dễ dàng tra cứu tại website của Liên minh châu Âu (EC): https://ec.europa.eu/. Tại đây, sau khi nhập đúng HS code hàng hóa và ghi lại xuất xứ hàng hóa. Hệ thống sẽ trả về kết quả các loại thế và thuế suất sẽ áp dụng. Để biết thêm chi tiết về chức năng này, quý khách hàng có thể liên hệ với Indochina Post để được tư vấn thêm.
LIÊN HỆ VỚI INDOCHINA POST ĐỂ ĐƯỢC NHÂN VIÊN TƯ VẤN VÀ HỖ TRỢ NHANH NHẤT
Xem thêm:
Thủ tục nhập khẩu kẹo socola (chocolate) mới nhất
Những lưu ý về EVFTA áp dụng cho hàng hóa nhập khẩu
Các mẫu giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) đi Australia (Úc) mới nhất