Nội Dung Chính
Khi xuất khẩu hàng hóa từ Vệt Nam sang các nước phải chịu rất nhiều quy định của hải quan ở cảng đến để có thể làm thủ tục thông quan lô hàng. Một trong những quy định đó là phải có giấy chứng nhận hun trùng (Certificate of Fumigation) cho lô hàng đó.Vậy thủ tục làm giấy chứng nhận hun trùng như thế nào ? Cần chuẩn bị chứng từ gì để làm giấy chứng nhận hun trùng ?
HUN TRÙNG LÀ GÌ ?
Hun trùng là một biện pháp thường được sử dụng xịt hóa chất xử lý mối, mọt, nói chung là các loại côn trùng có thể có (các loại tuyến trùng, giun nhỏ,…), để khử trùng hàng làm bằng gỗ hoặc có liên quan đến gỗ để tránh bị ô nhiễm trong khi vận chuyển hàng hóa, hòng trừ sự phát tán các vi sinh vật sống kí sinh trong các mạch gỗ giữa các quốc gia trên thế giới. Hun trùng không hề có ảnh hướng tới hàng hóa khi gửi về chất lượng cũng như hình dáng.
TẠI SAO PHẢI LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN HUN TRÙNG ?
Để biết được nguyên do phải làm giấy chứng nhận hun trùng , dưới đây là các trường hợp xảy ra trong quá trình vận chuyển :
- Hàng hóa xuất nhập khẩu trên đường biển thường trải qua hành trình dài (từ Việt Nam đi châu Âu mất khoảng 34-45 ngày, từ Việt Nam đi các nước châu Á mất 7-14 ngày). Hàng hóa được đóng kín trong container, các container xếp chồng và san sát nhau, cộng với độ ẩm từ nước biển và mưa bão luôn luôn có khiến nấm mốc và côn trùng dễ sinh sôi và phát triển, hàng hóa bên trong rất dễ bị ẩm mốc.
- Một số hàng hóa như nông sản ( gạo, cà phê, tiêu, điều, …) , các loại hàng bằng gỗ (bàn ghế thủ công mỹ nghệ, đồ trang trí…), hàng mây tre lá… hoặc các mặt hàng bất kỳ nhưng có thùng, kiện đóng gói bằng gỗ (như phụ tùng máy móc, hàng nhựa, hàng bao bì…) trong quá trình vận chuyển rất dễ phát sinh mối mọt, ẩm mốc, nấm mốc hoặc côn trùng gây hại cho môi trường và ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa.
- Ngoài ra, hiện nay các nước Châu Âu, Mỹ, Úc… đều áp dụng quy định kiểm dịch hàng hóa, an toàn môi trường gắt gao và nghiêm ngặt. Nếu hàng nhập khẩu không đáp ứng được yêu cầu này sẽ bị trả lại và thậm chí có thể bị phạt tiền hoặc cấm nhập khẩu vào nước đó. Trên thực tế, đã có nhiều trường hợp các công ty Việt Nam gặp phải vấn đề này. Trong trường hợp công ty xuất khẩu quên hun trùng hàng hóa tại Việt Nam thì có thể xử lý bằng cách thuê công ty dịch vụ khử trùng hàng hóa tại các cảng chuyển tải và đương nhiên chi phí cũng không hề nhỏ.
THỦ TỤC LÀM GIẤY CHỨNG NHẬN HUN TRÙNG:
Sản phẩm thường phải hun trùng là sản phẩm có nguồn gốc thực vật tự nhiên
Có 2 công ty hun trùng chính thường được sử dụng :
+ Công ty CP trừ mối khử trùng Việt Nam (TCFC)
+ Công ty khử trùng Việt Nam (VFC)
Hầu hết các quốc gia đều yêu cầu hun trùng hàng hóa trước khi cho phép NK.
+ TCFC: hun trùng được hầu hết các quốc gia trừ US, CANADA, AUSTRILIA, NEW ZEALAND
+ VFC: hun trùng tất cả các quốc gia
Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận hun trùng :
+ Báo địa điểm, tên hàng, số lượng hàng hóa (FCL / LCL / AIR)
+ Thời điểm cụ thể, người liên hệ, nước NK
+ Scan hoặc fax vận đơn thứ chuẩn (HAWB) cho công ty hun trùng để họ có thông tin cấp chứng thư
+ Nhận bản chứng thư copy, kiểm tra thông tin trên chứng thư và xác nhận nếu đầy đủ và chính xác.
+ Nhận chứng thư gốc và thanh toán nếu cần
Thông tin trên chứng thư hun trùng gốc chính là những thông tin có trên vận đơn.
Ngày hun trùng luôn luôn phải trước ngày hàng lên phương tiện vận chuyển.
Chí phát hành chứng thư cho tổ chức, không phát hành cho cá nhân.
BỘ CHỨNG TỪ CẦN THIẾT ĐỂ ĐƯỢC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN HUN TRÙNG :
- Hóa đơn thương mại: Commercial Invoice.
- Phiếu đóng gói: Packing List .
- Vận đơn đường biển: Bill of Lading
Thời gian cấp chứng thư khử trùng: Trong vòng 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc và gửi đủ bộ chứng từ trên.
- Description of goods: Mô tả hàng hóa – Nội dung giống với trên invoice và vận đơn
- B/L No: Số vận đơn
- Weight: Trọng lượng
- Quantity: Số lượng hàng hóa
- Means of conveyance: Tên phương tiện vận chuyển
- Has been fumigated with: Được khử trùng với thuốc gì (Methyl Bromide)
- Dosage: Liều lượng (48gr/m3)
- Duration of exposure: Thời gian thuốc ngấm (48 giờ ở 25 độ C)
- Place of fumigation: Địa điểm khử trùng (Có thể ở nhà máy nơi đóng cont hoặc khử trùng tại bãi gần cảng Hải Phòng)
- Date fumigated: Ngày khử trùng (ngày đóng cont hàng xuất khẩu, thông thường trước ETD vài ngày)
- Consignee: Người nhận hàng (Buyer)
- Số cont/seal
XEM THÊM: