Nội Dung Chính
Quy trình logistics cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Quy trình logistics, chiến lược vận chuyển mà bất cứ doanh nghiệp xuất nhập khẩu nào cũng cần. Tùy vào mỗi phương tiện vận chuyển, quy trình xây dựng sẽ khác nhau. Bởi có một chiến lược logistic phù hợp tối ưu nhất sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí thời gian và công sức bỏ ra. Đây cũng được coi là lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp hiện nay.
Tuy nhiên hôm nay, hãy cùng Indochinappost tìm hiểu riêng về phương thức vận chuyển đường biển và quy trình cơ bản của nó.
Trong xuất nhập khẩu – nhập khẩu khẩu bằng đường biển ( hàng sea) chiếm tỉ trong hơn 70% lượng giao dịch mỗi năm.
Quy trình logistics hàng nhập đường biển cho người mới bắt đầu
Là người mới học và làm về xuất nhập khẩu bạn cần phải hiểu và biết rõ về quy trình logistic của hàng nhập sea như sau:
Bước 1:
Xin giá hàng nhập từ nhà cung cấp (tìm hiểu trên google, mail, NCC quen, được giới thiệu hoặc nhận chào hàng từ NCC mới…)
Bước 2:
Lấy booking, xác nhận bill (Bước này sẽ gồm nhiều công việc khác nhau thông thương là bên FWD nếu ban thuê vận tải thì họ sẽ đảm nhiệm. Mục đích để biết ngày giờ, số tàu, số chuyến, cảng đi ,cảng đến, địa điểm tập kết của hàng..)
Bước 3:
Chuẩn bị Hồ Sơ Nhập khẩu (chuẩn bị các loại chứng từ có liên quan trọng quy trình logistics :invoice, packinglist, A/N….)
Bước 4:
Mở Hải quan nhập khẩu (Làm thủ tuc thông quan cho lô hàng, chuẩn bị các chứng từ kèm theo khi nhận kết quả phân luồng)
Bước 5:
Nộp thuế Nhập khẩu
Bước 6:
Kéo hàng về kho (thuê vận tải kéo hàng về kho áp dụng với hàng FCL và LCL hơi khác nhau với hàng lẻ phải mang về kho CFS để tập kết rồi mới làm thủ tục khéo hàng.
Bước 7:
Lưu Hồ sơ nhập khẩu (bước này coi như hoàn thiện thủ tục nhập khẩu cho lô hàng này, hồ sơ luu lại để làm căn cứ truy xét trách nhiệm các bên liên quan nếu có phát sinh và để khai báo cơ quan thuế)
Quy trình logistics hàng nhập đường biển (hàng nhập sea) nguyên cont – FCL
B1: Xin giá cước biển gồm các bước sau:
(EXW, FOB, FCA, DAP, DDP, DAT, CIF, CIP, CPT, CFR)
Bản chất việc xin giá cước đê tính được chi tiết ngày hàng đi, hàng vê, số lượng cont, thời gian tàu chạy, tên người giao dịch và những thông tin kèm theo để làm căn cứ theo dõi lịch trình đi của hàng mã HS, email + sđt…..
Ngoài ra dựa vào thực tế lô hàng nhập bạn cần quan tâm tới các loại giấy phép ,kiểm tra chất lượng của bộ, ban nghành có liên quan.
Bước 3: Lấy booking từ FWD/carrier
Mục đích của việc lấy booking trong quy trình logistics để báo tên hàng,ngày hàng đi, đến, số cảng biể và trọng lượng hàng….
Nếu bạn check lại booking đã chuẩn thì báo với Fowarder để báo lịch tàu chi tiết. Gửi bill nháp để kiểm tra thật kỹ rồi mới được xác nhận lại với FWD/
Lưu ý khi kiểm tra booking tàu với hàng nhập sea FCL cần check những thông tin trên bill:
- Tên người gửi và người nhận hàng
- Tên hàng hóa , đóng gói, số cân , số kiện
- Tên cảng đi, cảng tới
- Ngày giờ, phương tiện vận chuyên, số tàu, số chì ( seal) …
Sau khi thông tin đã ổn thì bên xuất khẩu sẽ chuyên bill cho bên nhập khẩu. Trong giao dịch mua bán nếu là khách quen sẽ gửi chuyên phát còn giao dịch lần đầu thương sử dụng cách thức là điện giao hàng.
Khi hàng về Fowarde sẽ gửi cho bên nhập khẩu giấy báo hàng đến A/N: Khi check A/N bạn cần kiểm tra các thông tin sau:
- Tên nhà bên xuất khẩu và nhập khẩu
- Ngày hàng về + tên phương tiện vận chuyển + chi tiết hàng hóa
- Thông tin địa điểm đích bảo thuế + địa điểm hạ hàng
- Chi tiết các phí local charges tại cảng
Bước 4 : Thông tin đã chuẩn thì nhập khẩu tiến hành thanh toán để lấy lệnh giao hàng D0.
Nhà NK sẽ dùng A/N và CMT + GGT + Vận đơn gốc nếu cần đến FWD để lấy D.O gốc. Bộ lệnh thường sẽ có 3 bản gốc có chữ ký và dấu
Bước 5: Chuẩn bị bộ hồ sơ nhập khẩu gồm các chứng từ sau:
- Hóa đơn thương mại (commercial Invoice) bản copy
- Chi tiết đóng gói (packing list) bản copy
- Thông tin tài khoản Vinacss + chữ ký số (khai báo trực tuyến)
- Giấy báo hàng đến (tên tàu, địa điểm đích bảo thuế, cảng hạ hàng,…..) bản copy
- Lệnh giao hàng gốc
- Tên hàng tiếng việt + HS code để tính thuế NK, VAT và các loại thuế khác nếu có
Bước 6 : Làm thủ tục thông quan cho lô hàng nhập nguyên cont FLC
Thực hiện truyên tờ khai online và xem kết quả phân luồng trong thông quan thực hiện theo hướng dẫn.
Sau khi làm các thủ tục tương ứng bạn sẽ cầm tờ khai đã thông quan và D/O để kéo hàng về.
Quy trình logistics với hàng nhập lẻ đường biển ( LCL)
Do chủ hàng còn phải thu gom hàng ở nhiều địa điểm khác nhau hoặc lượng hàng không đủ đóng nguyên cont. Sẽ tiến hành ghép với nhiều chủ hàng khác.
Mục đích đi ghép hàng ( nhập LCL) để giảm thiểu chi phí, thời gian,rủi do cho chủ hàng.
Quy trình làm hàng nhập khẩu LCL tuong tự như với hàng đi nguyên Cont. Tuy nhiên chỉ khác là hàng nhập lẻ thì lấy hàng tại CFS chứ không phải tại CY như hàng nguyên cont.
Với những thông tin cơ bản trên đây, hy vọng mọi người hiểu rõ về quy trình logistics xuất khẩu hàng hóa đường biển. Nếu quý khách có nhu cầu vận tải quốc tế bằng đường biển xuất nhập khẩu, hãy liên hệ ngay với chúng tôi nhé
CẢM ƠN QUÝ KHÁCH ĐÃ THEO DÕI THÔNG TIN CỦA INDOCHINAPOST