Cung đường vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Yên Bái không chỉ gây khó khăn do địa hình ngoằn nghèo, nguy hiểm mà yếu tố thời tiết cũng gây nhiều bất lợi cho lái xe, đặc biệt là trong thời tiết mùa đông, nhiều sương mù.
Kỹ năng đi trong trời sương mù là điều cần thiết mà một người lái xe cần phải biết, vừa đảm bảo an toàn cho chính bản thân để mỗi chuyến vận chuyển hàng hóa đều đạt hiệu quả và năng suất cao nhất. Indochinapost xin chia sẻ một vài kinh nghiệm đi trong trời sương mù với anh em lái xe, đặc biệt là những người ít đi, ít có sự trải nghiệm. Đồng thời, cũng là cách để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa những người lái xe với nhau, nhằm tạo ra giá trị cho mỗi chuyến vận chuyển an toàn nhất và hiệu quả cao nhất.
Trước mỗi chuuyến vận chuyển, công tác kiểm tra phương tiện là không thể thiếu. Nếu chuyến vận chuyển là các cung đường núi, đèo, dốc thì các phụ tùng như đèn cốt, đèn phá sương, đèn cảnh báo, phanh, lốp xe luôn phải được kiểm tra thật kỹ trước khi xuất phát. Đồng thời, tùy từng kỹ năng và kinh nghiệm của mỗi lái xe, Indochinapost sẽ lựa chọn người lái phù hợp cho từng cung đường vận chuyển để đảm bảo cho người và phương tiện, đồng thời mang lại giá trị kinh tế, giữ vững uy tín của Indochinapost với khách hàng.
Đi dưới trời sương mù, tầm nhìn xa sẽ toàn toàn bị che khuất. Chưa kể là những lúc sương mù dày đặc, tầm nhìn sẽ chỉ còn từ 5 – 7m thậm chí giảm xuống chỉ còn là 2m. Vì vậy, lái xe phải quan sát thật kỹ hai bên xe, và con đường phía trước. Tất cả các lái xe nhiều kinh nghiệm đều cho lời khuyên rằng hai xe không nên xin vượt – vượt – cho vượt trong sương mù dày đặc. Đặc biệt là khi đi trên đường đồi núi đều không thích hợp để hai xe vượt nhau bởi thông thường địa hình đồi núi rất hiểm trở, làn đường bé, hai bên đường là vách đá hoặc vực. Do vậy, lái xe tuyệt đối không được chủ quan, dù cho con đường đó mình có thông thạo đến thế nào.
Đối với những trường hợp đủ điều kiện an toàn, lái xe quyết định cho xe vượt xe thì thời gian quá trình vượt phải được thực hiện nhanh, gọn và đúng kỹ thuật. Theo kinh nghiệm của các bác tài “già” ở Indochinapost thì thời gian vượt container không quá 15 giây và thời gian vượt xe con không được quá 10 giây. Phải rất chú ý quan sát phía trước xem có xe nào đang đi chiều ngược lại hay không bằng cách bắt ánh đèn giữa các xe với nhau.
Trong làn sương mù, loại đèn pha hay còn gọi là đèn chiếu xa không được khuyến khích sử dụng. Bởi nếu bật đèn pha sẽ khiến màn sương mù tạo thành một lớp tường ánh sáng ngay trước mặt, làm giảm tầm nhìn, không những không có lợi mà sẽ còn tăng thêm nguy hiểm cho hành trình. Do vậy, lái xe luôn phải sử dụng đèn phá sương có sẵn, hoặc sử dụng đèn màu vàng để có thể nhìn được được dễ dàng hơn.
Lái xe Nguyễn Như Quý – Nhân viên của Indochinapost chia sẻ: “Tôi cũng thường xuyên được điều đi lên các vùng miền núi, việc đi lại trong màn sương mù là điều không thể tránh khỏi. Nhưng tôi nhớ nhất là lần đi vận chuyển hàng hóa lên Bắc Kạn và Cao Bằng. Hôm đó, trời mùa đông nhiều sương mù, lại có thêm mưa phùn thành ra màn sương mù càng trở nên dày đặc. Tầm nhìn lúc đó chỉ vào khoảng 2 – 3m, dù lúc đó đã gần 6 giờ sáng. Tôi phải cho xe đi thật chậm, bật đèn cốt, bám vạch sơn kẻ đường để xe có thể di chuyển an toàn dễ dàng xử tình huống, sự cố phát sinh. Vì xe tải đã trang bị sẵn đèn sương mù, nên tôi không sử dụng đèn pha để làm tăng hiệu quả của ánh sáng vàng. Trời mưa, sương mù dày đặc nên tôi chỉ cho xe chạy ở tốc độ thấp và luôn kiểm soát tốc độ thông qua đồng hồ công – tơ – mét để đảm bảo an toàn và kịp thời xử lý tất cả những tình huống phát sinh”.
Mỗi cung đường vận chuyển luôn tiềm ẩn nhiều khó khăn riêng, mỗi nhân viên lái xe của Indochinapost được ví như hai người, vừa là thầy cũng vừa là thợ. Qua từng cung đường vận chuyển, họ sẽ học hỏi, luyện tập, đúc rút cho mình nhiều kinh nghiệm, kỹ năng để từ đó chia sẻ, tư vấn cho những anh em lái xe khác. Họ sẽ luôn sát cánh cùng với Indochinapost tạo ra giá trị trong mỗi chuyến vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi khắp các tỉnh, thành trong cả nước.