Tuyến Quốc lộ 2 được coi là tuyến giao thông huyến mạch của quãng đường vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Vĩnh Phúc. Điểm đầu Quốc lộ 2 được đặt tại ngã ba Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn, Hà Nội và điểm cuối là cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Vĩnh Phúc là một trong 10 tỉnh nằm trong cái nôi văn minh lúa nước, nét đặc trưng của vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng. Cùng với Hà Nội và 9 tỉnh thuộc Đồng bằng sông Hồng, Vĩnh Phúc là một vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong hành lang kinh tế Hà Nội – Lào Cai – Hải Phòng. Với nhiều tiềm năng và thế mạnh, những năm trở lại đây, tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bước phát triển vượt bậc về kinh tế, văn hóa, xã hội. Người dân không chỉ biết đến Vĩnh Phúc với nhiều địa điểm đu lịch nổi tiếng như Tam Đảo, Đại Lải… mà còn được các doanh nghiệp xe tải quan tâm bởi nơi đây tập trung nhiều khu công nghiệp lớn.
Quốc lộ 2 có tổng chiều dài 312 km, là tuyến giao thông huyết mạch nối liền 5 tỉnh, thành phố là: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang và Hà Giang. Quốc lộ 2 được chia thành 3 đoạn với 3 tên gọi 2A, 2B, và 2C.
– Quốc lộ 2A: Nối từ sân bay Nội Bài, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đến thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
– Quốc lộ 2B: gồm 2 nhánh: một nhánh chính nối từ Vĩnh Yên đến thành phố Tuyên Quang và một ngã rẽ lên thị trấn Tam Đảo.
– Quốc lộ 2C: Nối từ thành phố Tuyên Quang đến cửa khẩu Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang.
Từ trong nội thành Hà Nội, có rất nhiều cung đường để tới Quốc lộ 2. Trong đó, có 2 trục đường chính các tài xế xe tải hay chọn để đi đó là:
– Cung đường 1: Nội thành Hà Nội – Lạc Long Quân – Cầu Nhật Tân – Võ Nguyên Giáp – Quốc lộ 2.
– Cung đường 2: Nội thành Hà Nội – Phạm Văn Đồng – Cầu Thăng Long – Võ Văn Kiệt – Quốc lộ 2.
Để tiết kiệm thời gian, lái xe có thể chọn đi cao tốc Nội Bài – Lào Cai. Đến địa phận tỉnh Vĩnh Phúc, theo đường dẫn ra khỏi đường cao tốc, xe tiếp tục nhập vào đường Quốc lộ 2B để đến thành phố Vĩnh Yên hoặc các huyện khác của tỉnh Vĩnh Phúc, tùy theo yêu cầu của khách hàng.
Là tỉnh nằm trong vùng trọng điểm kinh tế Bắc Bộ, Vĩnh Phúc không ngừng được Đảng và Nhà nước quan tâm, chú trọng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội một cách đồng bộ, có hệ thống, mở đường cho Vĩnh Phúc từng bước hiện đại hóa, công nghiệp hóa, phát huy tối đa được các thế mạnh và tiềm năng vốn có. Hệ thống đường giao thông liên tỉnh, liên huyện, liên xã được xây dựng, nâng cấp khang trang, sạch đẹp sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải hoạt động tốt hơn, góp phần giúp tỉnh Vĩnh Phúc thúc đẩy các hoạt động thông thương, đem lại các giá trị kinh tế lớn.