Hiện tại, 3 trục đường quốc lộ: 21, 21A và 21B đều chạy trên địa bàn 4 tỉnh, thành phố là Hà Nội, Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định. Đây vừa là tuyến đường bộ cấp quốc gia vừa là tuyến đường vận chuyển hàng hóa chính từ Hà Nội đi Hòa Bình, Hà Nam và Nam Định
Từ Hà Nội muốn vận chuyển hàng hóa đi Hà Nam và Nam Định có rất nhiều cung đường đi để lái xe lựa chọn như: Quốc lộ 1A cũ, cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ và Quốc lộ 21. Nếu điểm bốc hàng ở thị xã Sơn Tây (Hà Nội) và điểm trả hàng ở Phủ Lý (Hà Nam) hoặc Hải Hậu (Nam Định) thì Quốc lộ 21 là lựa chọn tối ưu cho chuyến vận chuyển hàng hóa từ Hà Nội đi Hà Nam và Nam Định.
Quốc lộ 21 hay còn gọi là 21A là tuyến đường bộ cấp quốc gia, trước đây, con đường này có điểm đầu là ngã tư Sơn Lộc (ngã tư Viện 105) thuộc phường Sơn Lộc thị xã Sơn Tây, thành phố Hà Nội, Điểm cuối là thị trấn Thịnh Long huyện Hải Hậu tỉnh Nam Định, gần cửa biển Lạch Giang của sông Ninh Cơ. Sau khi thành lập đường Hồ Chí Minh, đoạn từ Sơn Tây đến ngã ba Làng Sỏi của quốc lộ 21 được được nhập vào con đường xuyên Việt này. Quốc lộ 21 mới hiện có điểm đầu đặt tại cửa ngõ vào thị trấn Chi Nê, huyện Lạc Thủy, tỉnh Hòa Bình và kết thúc điểm tại thị trấn Thịnh Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định. ngã ba Các huyện, thị, thành phố mà quốc lộ 21 đi qua như sau: Đường Hồ Chí Minh (Ngã ba Làng Sỏi) – Chi Nê (Lạc Thủy) – Kim Bảng – Phủ Lý – Thanh Liêm – Bình Mỹ (Bình Lục) – Mỹ Lộc (Mỹ Lộc) – Thành phố Nam Định – Nam Trực – Cổ Lễ (Trực Ninh) – Xuân Trường – Yên Định (Hải Hậu) – Cồn (Hải Hậu) – Thịnh Long (Hải Hậu). Đoạn quốc lộ 21 cũ hiện đang là đường Hồ Chí Minh sẽ đi qua các huyện, thị trấn là: Sơn Tây – Thạch Thất – Quốc Oai – Lương Sơn – Xuân Mai (Chương Mỹ) – Thanh Hà (Kim Bôi). Quốc lộ 21 cũ cơ bản đi trùng với đường Hồ Chí Minh (tách với đường Hồ Chí Minh tại ngã ba Làng Sỏi), gặp quốc lộ 1 tại thành phố Phủ Lý tỉnh Hà Nam. Đoạn từ Phủ Lý về đến thành phố Nam Định Quốc lộ 21 chạy song song với đường sắt Thống Nhất Bắc – Nam; nối với đường quốc lộ 10 tại thành phố Nam Định tỉnh Nam Định.
Quốc lộ 21 đi qua nhiều vùng đất trù phú của Hà Nội, Hà Tây cũ, Hàn Nam, Nam Định, nơi được cho là đất lúa của đồng bằng sông Hồng, gánh trên mình nhiệm vụ phát triển giao thương kinh tế xã hội giữa vùng biển đến vùng đồi núi và đồng bằng phía Nam Thủ Đô mà không qua trung tâm Hà Nội. Vì vậy, việc nâng cấp Quốc lộ 21 là tất yếu để kinh tế của 4 tỉnh, thành phố được gắn kết bền chặt và phát triển bền vững.
Quốc lộ 21 chính tuyến, đoạn từ Nam Định đến Thịnh Long có chiều dài 56,6 km, năm 2011 đã được cải tạo nâng cấp mở rộng từ năm 2011 theo khuôn khổ dự án: Nâng cấp cải tạo đường bộ (WB4) thuộc nguồn vốn vay của Ngân hàng thế giới. Đây là một trong những tuyến đường ven biển đầu tiên trong mạng lưới đường ven biển phía Bắc đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, với 2 làn xe, vận tốc thiết kế 60 km/h. là một trong những dự án đường bộ lớn nhất từng được triển khai ở Nam Định.
Trong nhiều năm qua, quốc lộ 21B từ Ba La (Hà Nội) đến Cầu Ba Đa (Hà Nam) dài 59km, đã được nâng cấp và hoàn thiện toàn tuyến đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng với 2 làn xe cơ giới
Quốc lộ 21, đoạn từ thị xã Sơn Tây qua các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, theo quy hoạch có tổng chiều dài 29,36 km, quy mô mặt cắt ngang 44m (6 làn xe). Dự án có tổng mức đầu tư dự kiến 7.612 tỷ đồng theo hình thức xây dựng – kinh doanh – chuyển giao (BOT), nhằm góp phần từng bước hoàn chỉnh hệ thống đường khu vực phía Tây thành phố, kết nối các trục đường hướng tâm Quốc lộ 6, Đại lộ Thăng Long, Quốc lộ 32 và kết nối với cầu Vĩnh Thịnh.
Với việc nâng cấp Quốc lộ 21 chạy dài qua các huyện trù phú nhất tỉnh, hướng ra các cảng biển trọng yếu của Nam Định đã tạo nên một tuyến đường hoàn chỉnh, đáp ứng được nhu cầu đi lại, vận tải hàng hoá, thúc đẩy kinh tế – xã hội vùng kinh tế trọng điểm sông Hồng và tăng tính lưu thông với các khu vực lân cận. Các trục quốc lộ 21 sẽ là trục giao thông chính cho phát triển nông nghiệp của thành phố Hà Nội, tỉnh Hà Nam và Nam Định./.