Nội Dung Chính
Vận đơn theo lệnh To Order, thuật ngữ sử dụng khá nhiều trong các hoạt đọng giao dịch, vận chuyển hàng hóa. Cụ thể nó rất phổ biến trong mua bán thương mại quốc tế, đặc biệt là trường hợp mua bán qua tay, trong thanh toán LC có sự tham gia của ngân hàng. Vậy để hiểu rõ tác dụng của loại vận đơn này, cũng như những thông tin cơ bản liên quan khác, hãy cùng Indochinapost tham khảo những thông tin dưới đây nào
Vì sao lại dùng vận đơn theo lệnh To Order
To Order Bill Of Lading được gọi là vận đơn theo lệnh; có nghĩa là hàng hóa trong vận đơn chỉ được giao cho người nhận hàng khi có lệnh bằng cách ký hậu của người gởi hàng (shipper); hoặc lệnh của một đơn vị nào đó (có thể là consignee hoặc bank) có thẩm quyền ra lệnh cho phép nhận hàng. To Order – lệnh được xác nhận bằng cách ký hậu và đóng mộc vào mặt sau hoặc mặt trước của vận đơn.
Bản chất vấn đề vận đơn là gì? vận đơn là linh hồn của hàng hóa, vận đơn có chức năng quan trọng nhất là sở hữu và chuyển nhượng được. Vì tính chuyển nhượng được của vận đơn (chỉ trong vận chuyển đường biển) mà mới ra đời loại vận đơn To Order.
To Order Bill Of Lading giúp cho việc chuyển đổi quyền sở hữu, chuyển nhượng lô hàng bằng cách ra lệnh thông qua ký hậu vận đơn. Vì vận đơn chuyển nhượng được cho nên vận đơn theo lệnh phải là vận đơn gốc, có thể là vận đơn đích danh hoặc vô danh phụ thuộc vào cách ký hậu.
Các loại vận đơn theo lệnh To Order thông dụng
Chúng ta thường thấy nhất là 3 loại vận đơn theo lệnh To Order thường dùng: To order of shipper (vận đơn theo lệnh của người gởi hàng), To Order of consignee ( vận đơn theo lệnh của người nhận hàng), To order of a issuing bank (vận đơn theo lệnh của Ngân hàng Mở L/C).
Vận đơn theo lệnh To Order của người gởi hàng (To order of shipper).
Case Study 1: Công ty A (Việt Nam) bán hàng sang Trung Quốc cho công ty B. A và B thanh toán TT; nhờ thu trơn ngân hàng không yêu cầu giữ bộ chứng từ. Do đó, nếu lô hàng thành công, A sẽ gởi trực tiếp vận đơn gốc cho B. Tuy nhiên, A có nhiều khách hàng tại Trung Quốc không riêng gì B. A muốn lợi thế cho mình trong kinh doanh, A cho phép B thỏa thuận thanh toán TT khi hàng đã lên tàu có vận đơn mới thanh toán. Lúc này A dùng vận đơn theo lệnh của mình là người gởi hàng. Vì một lý do nào đó, hàng đã lên tàu mà B không thanh toán, hợp đồng bị hủy. Lúc này, A có quyền bán hàng cho C là công ty khác tại Trung Quốc.
Trong trường hợp này, để thuận lợi nhất cho người gởi hàng có thể chuyển nhượng cho bất kỳ ai thì dùng vận đơn theo lệnh của người gởi hàng (To order of shipper) có nhiều ưu điểm. Vận đơn theo lệnh người gởi hàng ( To order of shipper) có nghĩa là hàng chỉ được giải phóng khi người gởi hàng shipper ký hậu ra lệnh cho người nhận hàng vào mặt sau của vận đơn.
Đặc điểm của loại vận đơn này là tại mục Consignee trên vận đơn để “To Order Of Shipper” hoặc chỉ để mỗi “To Order”.
Vận đơn theo lệnh To Order của người nhận hàng (To order of Consignee ).
Nghe có vẻ hơi lạ, nhưng đây cũng là loại vận đơn theo lệnh khá phổ biến.
Case Study 2: Công ty A (Việt Nam) bán hàng sang Trung Quốc cho công ty B. Nhưng công ty B lại bán sang tay cho 1 công ty C ở Trung Quốc. Để tiết kiệm chi phí và thuận tiện thì khi hàng đến, C chuyển tiền cho B. C lấy D/O và ra cảng làm thủ tục nhập khẩu và nhận hàng. Nghiệp vụ này được thực hiện đơn giản bằng cách B (consignee) ký hậu vận đơn cho C nhận hàng. Vì vận đơn có tính chuyển nhượng nên lúc này giống như B bán vận đơn cho C thì C sẽ hiển nhiên trở thành chủ sở hữu của hàng. Bộ chứng từ không cần thay đổi gì, C hoàn toàn hợp lệ để lấy hàng.
Tại ô Consignee của vận đơn này cần ghi rõ: To Order Of + [ Tên công ty B, Địa chỉ, số điện thoại, fax của B]
Vận đơn theo lệnh của ngân hàng phát hành LC ( To order of issuing bank)
Case Study 3: Công ty A tại Việt Nam bán hàng sang cho B tại Trung Quốc, thanh toán theo hình thức L/C. Ngân hàng HSBC tại Trung Quốc là ngân hàng Mở LC. Ngân hàng Vietcombank tại quận 1 TP. HCM là ngân hàng nhận thông báo. Để đảm bảo an toàn cho ngân hàng Mở LC, HSBC muốn giành quyền sở hữu lô hàng thì họ yêu cầu vận đơn To Order Of Bank. Có nghĩa là khi có lệnh của ngân hàng (thường sau khi thanh toán xong) thì khách Trung Quốc mới được quyền nhận hàng.
Trong mục consignee của vận đơn theo lệnh của ngân hàng phát hành LC cần ghi rõ: To order of + [ Tên ngân hàng phát hành LC]
Các loại ký hậu vận đơn theo lệnh To Order
Sau khi đã có vận đơn theo lệnh To Order. Việc quan trọng cuối cùng để chuyển giao quyền sở hữu là ký hậu. Ký hậu là cách dùng chữ ký người có thẩm quyền và mộc của công ty đóng vào mặt sau của bill để xác nhận rằng tôi “ra lệnh” cho người có tên trong vị trí ký hậu được nhận hàng.
Có 3 loại ký hậu thường dùng: Ký hậu đích danh, ký hậu theo lệnh và ký hậu cho chính mình. Việc phân ra loại ký hậu mục đích để xác nhận rằng ai là người nhận hàng cuối cùng.
Ký hậu đích danh
Ký hậu đích danh là ký hậu ra lệnh cho người cuối cùng nhận hàng. Khi ký hậu để chữ “Deliver to C” tức là C là người hưởng lợi cuối cùng; và C không thể ký hậu hay chuyển nhượng lô hàng cho một bên khác. Lúc này vận đơn vô danh đã trở thành vận đơn đích danh.
Ký hậu theo lệnh
Ký hậu theo lệnh là cách ký hậu mà người ký hậu lại ký hậu cho một người ký hậu nữa. Trong trường hợp này ghi chú vào chỗ ký hậu “Deliver to order of C”; có nghĩa là C có quyền ký hậu cho một người nữa để nhận hàng. Nếu C không ký hậu cho bên nào nữa thì C có quyền nhận D/O để lấy hàng.
Ký hậu cho chính mình
Ky hậu cho chính mình là người ký hậu ký mà không ghi gì cả. Hoặc có thể ký hậu và ghi chú dòng chữ “Deliver to myself” tuy nhiên thực tế ít ai ghi chú trong trường hợp này, chủ yếu ký hậu bỏ trống. Loại ký hậu này sẽ gặp rủi ro nếu trong trường hợp mất vận đơn.
Trách nhiệm trong ký hậu Vận đơn theo lệnh To Order
Khi nhắc tới trách nhiệm trong mua bán quốc tế chúng ta thường nghĩ tới Incoterms. Tuy nhiên trong trường hợp này, trách nhiệm và nghĩa vụ ký hậu trên vận đơn lại phân chia bằng cách ký và ghi rõ trách nhiệm cho việc ký này. Mà người ta có 2 cách để ghi chú trách nhiệm khi ký là : kỹ hậu có truy đòi và ký hậu miễn truy đòi.
Ký hậu miễn truy đòi
Trong trường hợp vận đơn To Order mà người có thẩm quyền ký hậu không muốn liên đới trách nhiệm thì 2 bên thỏa thuận ghi chú. Nếu người có thẩm quyền ghi chú “Without recourse endorsement” có nghĩa là họ không chịu trách nhiệm truy cứu trách nhiệm gì nữa cho lô hàng của mình sau khi vận đơn đã được ký.
Ký hậu truy đòi
Ngược lại với ký hậu miễn truy đòi. Khi các bên mua bán muốn an toàn và ràng buộc nhau đến trách nhiệm cuối cùng; các bên cần phải thỏa thuận và ghi chú “With recourse endorsement”. Có nghĩa rằng, người có thẩm quyền ký hậu cho một bên khác nhận hàng thì người ký hậu vẫn có trách nhiệm liên đới trong đó.
Một số chú ý khi ký hậu Vận đơn theo lệnh To Order
Trong trường hợp ký hậu có sự tham gia của ngân hàng. Các bạn khi lấy hàng cần chú ý bổ sung thêm:
- Chữ ký của chủ hàng và ký hậu vào mặt sau của vận đơn.
- Ngân hàng chỉ ký hậu 1 trong 3 tờ vận đơn gốc. Do đó khi đi nhận hàng bạn cần phải xuất trình tờ vận đơn có chữ ký của ngân hàng.
Mất vận đơn
Trong trường hợp mất vận đơn To Order thì chúng ta phải làm gì? Vận đơn To Order phải là vận đơn gốc; do đó một điều cấm kỵ là bạn làm mất vận đơn gốc. Mặc dù là vận đơn vô danh hay vận đơn đích danh. Trong trường hợp mất vận đơn gốc; bạn phải làm việc và thủ tục rất phiền hà để có thể lấy hàng.
Hy vọng với những thông tin trên đây, sẽ giúp mọi người hiểu rõ về vận đơn theo lệnh; cũng như những thông tin liên quan khác. Nếu có nhu cầu về các dịch vụ vận chuyển hàng hóa; hãy liên hệ với chúng tôi. Indochinapost chuyên cung cấp các dịch vụ vận chuyển; dịch vụ xách tay hàng hóa; dịch vụ khai hải quan; xuất nhập khẩu;… chất lượng; nhanh chóng; giá rẻ.