Nội Dung Chính
Hiện nay nhằm đạt kết quả cao trong lĩnh vực xuất nhập khẩu thì rất nhiều DN đã áp dụng rất nhiều mô hình cải tiến, đặc biệt là MBO ( Management by Objectives). Thế nhưng với những người chưa nắm rõ về nghiệp vụ lẫn cách hoạt động thì có lẽ đây vẫn là một điều mới mẻ. Vậy MBO là gì? Hãy cùng tìm hiểu cùng indochinapost thông qua bài viết dưới đây nhé!!!
MBO là gì: Khái niệm cơ bản cần nắm rõ
Quản trị theo mục tiêu/quản lí theo mục tiêu trong tiếng Anh là Management By Objectives, viết tắt là MBO. Quản trị theo mục tiêu tức là quản trị thông qua việc xác định mục tiêu cho từng nhân viên và sau đó hướng hoạt động của người lao động vào việc thực hiện và đạt được các mục tiêu đã được thiết lập. Bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu của cấp cao nhất, sau đó xác định mục tiêu và chỉ tiêu của các cấp thấp hơn hoặc trong thời hạn ngắn hơn. MOB Quản lý toàn bộ công việc dựa trên việc đo lường mục tiêu và dựa trên kế hoạch thực hiện mục tiêu.
Thuật ngữ quản trị theo mục tiêu được xem như là cách tiếp cận đối với công việc hoạch định xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1954 trong quyển sách Thực Hành Quản Trị của Peter Drucker. Sau đó, nhiều chương trình tương tự như quản trị theo mục tiêu được phát triển với những tên gọi khác nhau ví dụ như “Quản trị theo kết quả” (Management by results), “Quản trị mục tiêu” (Goals management), “Kiểm soát và hoạch định công việc” (Work planning and review), “Mục tiêu và kiểm tra (Goals and controls) và một số tên gọi khác nữa.
Mặc dù có nhiều tên gọi, các chương trình này đều có bản chất giống nhau. Cùng đem lại những lợi ích đáng kể cho các công việc quản trị cũng như cả các tổ chức phi kinh doanh như giáo dục, y tế, cơ quan chính phủ
Trong thực tiễn quản trị ngày nay, quản trị theo mục tiêu bao gồm bốn yếu tố cơ bản:
(1) Sự cam kết của các quản trị viên cao cấp với hệ thống MBO;
(2) Sự hợp tác của các thành viên trong tổ chức để xây dựng mục tiêu chung;
(3) Sự tự nguyện tự giác với tinh thần tự quản của họ để thi hành kế hoạch chung; và
(4) Tổ chức kiểm soát định kỳ việc thực hiện kế hoạch.
MBO là gì: Các bước thực hiện MBO
Phương pháp này tạo ra một sự cởi mở trong đánh giá, nó hướng tới sự tự giác nhiều hơn cho nhân viên. MBO là một quá trình gồm 5 bước:
– Thiết lập và xem xét mục tiêu của tổ chức
– Thiết lập mục tiêu của từng bộ phận và cá nhân
– Kiểm soát quá trình
– Đánh giá hiệu quả
– Ghi nhận kết quả, thành tích đạt được.
“Mục tiêu” trong hệ thống MBO được chia làm 3 loại chính:
– Mục tiêu cho công việc hàng ngày (Routine – Regular): nhằm đảm bảo các công việc hàng ngày duy trì được hoạt động của tổ chức.
– Mục tiêu giải quyết vấn đề (Problem Solving Objectives): đây là những mục tiêu được đề ra để giải quyết những vấn đề khó khăn phát sinh nhằm tránh những trở ngại trong tương lai hoặc tái diễn những hành vi không tốt.
– Mục tiêu đổi mới (Innovative Objectives): thường là mục tiêu dài hạn hay mục tiêu phát triển của tổ chức.
MBO cũng là hệ thống quản trị đầu tiên đặt ra các nguyên tắc khi xây dựng mục tiêu – nguyên tắc SMART (Specific – cụ thể; Measurable – đo lường được; Achievable – có khả năng đạt được; Realistics – thực tế; Timebound – có thời hạn).
Thích hợp cho phân đoạn quản lý cấp cao và thích hợp với các công việc khó kiểm soát được quá trình thực hiện.
MBO là gì: Những ưu điểm và nhược điểm của MBO
Ưu điểm của Management by Objectives
- Cấp dưới sáng tạo
- Chủ động, linh hoạt
- Tính linh động cao
- Nhiều thời gian cho lãnh đạo
- Công bằng, minh bạch theo đúng năng lực
Nhược điểm của Management by Objectives
- Không đảm bảo tính tập trung
- Có khả năng đi sai hướng
- Chưa đảm bảo sự đúng chuẩn, chính xác
- Rất khó kiểm soát được quy trình
- Có thể thậm chí lệch hướng
- Người thực hiện bắt buộc phải có tinh thần và trách nhiệm cao
- Khó kiểm soát được chi phí cho quá trình thực hiện do hành vi của nhân viên không đồng nhất
Bài viết dưới đây đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết liên quan đến khái niệm MBO là gì. Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào khác, hãy bình luận bên dưới để được giải đáp và hỗ trợ nhé. Chúc bạn thành công