Vận chuyển hàng hóa hai chiều từ TP Hồ Chí Minh( HCM) đi Kon Tum. Thời gian qua, nhiều công trình, dự án sản xuất, kinh doanh ở đây khởi động, do đó nhu cầu của các DN thuê xe tải vận tải hàng hóa cũng tăng mạnh, nhất là tuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Gia Lai.
Trên điện thoại, lái xe Minh thông báo cho Hùng, nhân viên công ty tin xấu: Quốc lộ 14, đoạn đang thi công qua huyện Chư Pah, tỉnh Gia Lai tắc nhiều km, xe không thể tới nơi trả hàng theo kế hoạch.
Trời! làm thế nào đây cơ chứ? Bởi đây là loạt hàng cần trả gấp nên công ty mới đích thân giao cho lái xe Minh, người có nhiều năm kinh nghiệm gắn bó với tuyến đường đi các tỉnh Tây Nguyên. Hùng lẩm bẩm trong mồm rất vô thức, cứ như đang chia sẻ khó khăn với một ai đó đứng đối diện. Đầu Hùng đang loay hoay tìm phương án giải quyết sự cố sao cho thật êm đẹp, vừa chính xác vừa đỡ thiệt hại cho cả công ty và đối tác. Chợt một ý nghĩ lóe lên trong đầu.
Hùng bấm bàn phím máy tính nhoay nhoáy để tìm “anh” Google.com. Hùng tra cứu từ Quốc lộ 14. Lập tức trên màn hình hiện lên kết quả nổi bật về tắc đường đang thi công, đoạn qua huyện Chư Pah. Nguyên nhân là do mưa lớn, nước không thoát, ngấm xuống nền đường thi công dở dang nên xe không qua được. Hiện các cơ quan chức năng đang tìm cách khắc phục. Hùng ghi lại những thông tin cần thiết vào cuốn sổ. Sau đó Hùng bấm số gọi lại cho lái xe Minh để xác nhận một số thông tin về thời gian khởi hành, dự kiến thời gian đến các cung, các chặng và thời gian giao hàng… Khi đã lượm lặt đủ các thông tin cần thiết, Hùng bấm số máy của khách hàng. Cậu ta trình bầy lại nguyên nhân không giao hàng kịp thời gian hiệp đồng. Khách hàng không những đồng ý mà còn ngỏ thiện ý muốn được giúp đỡ lái xe Minh một phần kinh phí ăn trực nằm chờ trên đường để … trông hàng.
Xong việc, mồ hôi trên trán Hùng rìn rịn, mặc cho chiếc quạt cây chạy vù vù phía xa xa. “Thế là thoát được thế bí”, Hùng nghĩ và nhanh tay thu dọn bàn làm việc rồi về nhà trọ.
5 ngày sau, vào một buổi tối, lái xe Minh điện thoại hẹn gặp Hùng ở quán café trong khu đô thị mới của thành phố để trò chuyện và cảm ơn. Hùng biết người đàn ông làm nghề tài xế này đã vài năm nay, nhưng chủ yếu qua trao đổi công việc trên điện thoại, chứ ít có điều kiện tiếp xúc trực tiếp. Nghe nói, đó là người đàn ông kỹ tính, ít nói, khó gần. Anh ta đã hơn 40 tuổi, là một trong những lái xe dày kinh nghiệm nhất ở công ty này. Sau quãng thời gian khởi đầu câu chuyện không mấy mặn mà. Hùng thở than:
– Dạo này Quốc lộ 14 hay bị tắc quá, chẳng biết đến bao giờ mới thông.
– Thiệt hại quá, đường xá kiểu này mần ăn cũng khó. Lái xe Minh cũng than thở.
Sau khi nhấp ngụm cafe, lái xe Minh tiếp tục câu chuyện.
– Thời gian qua, nhiều công trình, dự án sản xuất, kinh doanh ở đây khởi động, do đó nhu cầu vận tải cũng tăng mạnh, nhất là tuyến từ TP Hồ Chí Minh đi Gia Lai.
– Vâng, bác nói đúng lắm! Làm điều vận như bọn em mà có hiểu biết sâu sắc về các tuyến đường vận tải thì hay biết mấy. Hay là nhân tiện bác cho em một số thông tin về tuyến đường này đi.
– Được thôi. Tôi sẽ nói với cậu về những gì tôi biết về Quốc lộ 14 trong hơn 20 năm làm nghề tài xế gắn bó với tuyến đường này. Sau khi hít vài hơi thuốc và nhả khói khoan khoái, lái xe Minh từ từ kể.
– Quốc lộ 14 dài 1005km, xếp thứ 2 nước ta. Là đường giao thông huyết mạch nối các tỉnh Tây Nguyên và nối Tây Nguyên với Bắc Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Nếu tính từ Bắc vào Nam thì điểm đầu của tuyến nằm ở đầu cầu Đa Krông, huyện Đa Krông, tỉnh Quảng Trị, nơi giao cắt với Quốc lộ 9. Điểm cuối tuyến giao cắt với Quốc lộ 13, tại thị trấn Chơn Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước. Quốc lộ 14 chạy qua địa phận các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc, Đắc Nông và Bình Phước. Hiện nay, tuyến khó đi nhất là từ thị xã Kon Tum tới thị trấn Chơn Thành vì đang thi công.
Dừng một lúc, lái xe tải Minh tiếp tục.
– Ngày mới khởi nghiệp lái xe, tớ vận chuyểnchủ yếu ở nội bộ tỉnh Gia Lai. Đường đi đến các địa danh: Thị xã An khê, Ayun Pa, huyện Chư Păh, huyện Chư Prông, Chư Pưh, huyện Chư Sê ,huyện Đắk Đoa, huyện Đắk Pơ, huyện Đức Cơ, huyện La grai, huyện La Pa, huyện Kpang, huyện Kông Chro, huyện Krông Pa, huyện Mang Yang, huyện Phú Thiện và TP Pleicu tớ thuộc như ở trong lòng bàn tay.
– À, nghe nói cậu rất thích phượt phải không? Vừa dừng câu chuyện, lái xe Minh đột ngột đặt câu hỏi.
– Ồ, ai kể mà anh biết thế?
– Tớ nghe mấy anh em trong công ty nó kháo thế. Cậu đã phượt ở Kom Tum chưa?
– Chưa anh ạ. Ở đấy có gì hay không ạ?
Này, tôi nói cho mà biết nhé. Nếu đã khoác danh dân phượt chuyên nghiệp mà chưa đến Kom Tum thì bỏ đi còn hơn. Tớ kể sơ sơ thế này để cậu hình dung nhé: Địa hình Kon Tum thấp dần từ Tây sang Đông và từ Bắc xuống Nam. Phía Bắc tỉnh có dãy núi Hoa Cương cao nhất miền Nam, có đỉnh Ngọc Linh cao 2.598m, đỉnh Ngọc Phan cao 2.251m so với mặt nước biển. Đây là nơi bắt nguồn của các dòng sông: Tranh, Thu Bồn, Trà Khúc, Ba. Hiện tại, tỉnh Kon Tum có hơn 50% diện tích là rừng nên khi đến đây, những người đi phượt có cơ hội khám phá nhiều cảnh đẹp của vùng núi rừng Tây Nguyên như: Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc Linh, Vườn quốc gia Chưmomray, Khu du lịch Đắk Tre (ở huyện Kon Plông), suối nước nóng Đắk Tô, hồ thủy điện Yaly… Đặc biệt, ở Kon Tum là Khu du lịch sinh thái Măng Đen. Nó nằm giữa 2 ngọn đèo lớn là đèo Măng Đen và đèo Viôlắk (tỉnh Quảng Ngãi). Ở độ cao hơn 1.000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình 18 – 20 độ C, Măng Đen hầu như còn giữ được vẻ nguyên sinh với diện tích rừng chiếm hơn 80%, trong đó có hơn 4.000ha rừng thông. Người ta ví Măng Đen là Đà Lạt thứ hai của Tây Nguyên đấy.
– Ồ, hay quá. Thế mà từ xưa đến nay tôi chẳng được nghe ai nói về Gia Lai – Kom Tum như thế. Những điều tôi biết chỉ là cao nguyên bao la, nơi có ca phê, hồ tiêu, cao su và rất đông đồng bào dân tộc thiểu số cùng sinh sống. Có lẽ hôm nào tôi phải bố trí thời gian, tập hợp bọn bạn làm chuyến phượt lên Gia Lai – Kom Tum thôi.
– Ừ đúng đấy. Khi lên đấy nhớ báo cho tôi nhé. Vợ chống tôi sẽ tiếp đãi các bạn một vài món đặc sản của núi rừng Tây Nguyên. Lái xe Minh ủng hộ.
Hơn một tuần sau, Hùng lại có dịp làm việc trên điện thoại với lái xe Minh, khi anh đang vận chuyển hàng hai chiều từ TP Hồ Chí Minh đi Kon Tum. Tuy nhiên, dạo này mưa nhiều, đường đang sửa nên thời gian vận chuyển tốn gấp mấy lần khi trời không mưa. Anh bảo vất vả lắm, nhưng vẫn tin tưởng và sẵn sàng khắc phục khó khăn vì luôn có những người bạn cùng Công ty Indochinapost sát cánh, hỗ trợ. Anh có nói với Hùng thư thư hãy tổ chức phượt vì đường hiện nay rất xấu. Điều lái xe Minh chia sẻ khiến tôi yên tâm và cảm thấy công việc tôi đang làm tại Công ty TMDV Indochinapost thật có ý nghĩa. Chắc chắn với đà này, Indochinapost của chúng tôi sẽ trở thành chỗ dựa tin cậy cho khách hàng, là điểm tựa để khách hàng và đối tác phát triển vững mạnh hơn.