Nội Dung Chính
Theo làn sóng toàn cầu hóa, Logistics ra đời, phát triển và dần trở thành công việc có sức thu hút lớn, đặc biệt là đối với giới trẻ. Tuy nhiên, cho đến hiện nay, nhiều người vẫn còn khá mơ hồ, không hiểu rõ về công việc Logistics. Do đó, Indochinapost.vn xin được tổng hợp thông tin về ngành logistics và các cơ hội việc làm ngành logistics.
Ngành Logistics là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất ngành Logistics chính là dịch vụ vận chuyển hàng hóa tối ưu nhất từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng. Những đơn vị, công ty logistics sẽ phải lên kế hoạch cụ thể và kiểm soát các luồng chuyển dịch của hàng hóa hay thông tin liên quan tới nguyên nhiên liệu từ điểm xuất phát tới điểm tiêu thụ theo yêu cầu mà khách hàng đặt ra. Mọi công ty làm trong lĩnh vực Logistics đều phải cố gắng thay đổi chính mình và luôn chú trọng đến các yếu tố sau để tăng năng lực cạnh tranh của công ty như: số lượng, chất lượng, thời gian và cuối cùng là giá cả dịch vụ.
Chức năng của ngành Logistics không chỉ là giao nhận, vận tải mà còn bao gồm các hoạt động khác như kho bãi, lưu trữ hàng hóa, bao bì, đóng gói, luân chuyển hàng hóa, xử lý hàng hư hỏng… Do vậy, cơ hội việc làm ngành logistics là rất lớn. Nếu làm tốt về Logistics, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí vận chuyển, giảm giá thành sản phẩm, tăng tính cạnh tranh và tăng lợi nhuận cho công ty.
Thực trạng ngành Logistics ở Việt Nam
Chỉ tính riêng ở TP.HCM đã có khoảng hơn 1.000 doanh nghiệp hoạt động dịch vụ Logistics. Theo ước tính của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.HCM, trung bình mỗi tuần có một công ty giao nhận Logistics được cấp phép hoạt động hoặc bổ sung chức năng Logistics. Sự phát triển nóng của dịch vụ Logistics khiến nguồn nhân lực ngành này trở nên thiếu hụt trầm trọng. Do vậy, cơ hội việc làm ngành logistics là rất lớn.
Tuy nhiên, nguồn nhân lực Logistics hiện tại của Việt Nam được nhận định là thiếu chuyên nghiệp và quá ít so với sự phát triển của ngành. Phần lớn kiến thức mà những người làm Logistics hiện nay có được là từ thực tiễn khi làm đại lý hoặc đối tác cho các công ty nước ngoài chuyên làm trong ngành dịch vụ này. Vì thiếu nguồn lực trầm trọng, và nhận thức của doanh nghiệp về vai trò của Logistics ngày càng cao, nên những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực này luôn là “mục tiêu” của nhiều doanh nghiệp.
Cơ hội việc làm ngành logistics
Tốc độ tăng trưởng nhu cầu nhân lực ngành này dự báo tăng 30% mỗi năm, tuy nhiên nguồn nhân lực hiện tại chỉ đáp ứng được khoảng 40%. Trong khi đó, tại Việt Nam lại không có quá nhiều trường đại học đào tạo chính thống chuyên ngành Logistics, khiến ngày càng có nhiều các bạn trẻ muốn tìm kiếm cơ hội ra nước ngoài để theo đuổi ngành nghề đang rất “hot” này.
Thống kê của Viện nghiên cứu và phát triển Logistics Việt Nam thì trong 3 năm tới, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Logistics cần thêm khoảng 18.000 lao động, chưa tính các doanh nghiệp hoạt động khác ngành. Điều này cho thấy, tiềm năng phát triển và cơ hội việc làm ngành logistics dành cho những người theo học ngành Logistics là rất lớn, bạn hoàn toàn có thể kiếm được việc làm lương cao, ổn định tại các doanh nghiệp Logistics trong và ngoài nước ngay sau khi vừa ra trường.
Tuy nhiên, không có công việc nào dễ dàng cả, để thành công với nghề Logistics cũng đòi hỏi rất nhiều nỗ lực. Đầu tiên, bạn phải trau dồi khả năng ngoại ngữ vì hầu hết các doanh nghiệp đều có định hướng mở rộng hợp tác với các công ty nước ngoài, các chứng từ, biên bản theo đó cũng được trình bày dưới dạng tiếng Anh. Thông thạo ngoại ngữ sẽ là bàn đạp vững chắc để bạn tìm thấy cơ hội ở bất cứ công ty nào. Tiếp theo, bạn nên chuẩn bị sẵn sàng tâm lý phải di chuyển nhiều, đặc biệt khi bạn chọn công việc liên quan đến xuất nhập khẩu. Ngoài ra, sự năng động, nhanh nhẹn và tỉ mỉ cũng giúp bạn ghi điểm khi tham gia ứng tuyển vào vị trí Logistics.
Cơ hội việc làm ngành logistics: Các chức vụ thường gặp
Logistics là một phần thiết yếu cho mọi hoạt động sản xuất – kinh doanh. Tuy định nghĩa đơn giản chỉ là đưa sản phẩm, dịch vụ đến đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm … Nhưng nếu phân tích kỹ hơn, Logistics có thể chia làm 5 giai đoạn chính với những cơ hội việc làm riêng biệt:
1. Thu mua: Tim kiếm nguồn đầu vào (Ví dụ: nguyên vật liệu) và đảm bảo rằng chúng sẽ luôn được giao đúng lúc, đúng số lượng và giá trị; làm việc trực tiếp với các nhà cung cấp để đảm bảo sự thống nhất về lợi ích, thông tin cũng như lợi nhuận cho hai bên. Tên chức vụ thường gặp: Nhân viên thu mua (Purchasing/ Procurement/ Sourcing).
2. Vận chuyển đầu vào: Lên kế hoạch vận chuyển nguồn nguyên liệu đầu vào đến đúng nơi cần thiết một cách hiệu quả nhất. Tên chức vụ thường gặp: Nhân viên điều phối (Coordinator/ Planner).
3. Sản xuất: Cơ hội việc làm ngành logistics ở giai đoạn này là khá lớn. Quản lý sản xuất một cách hiệu quả nhất, hàng hóa được hoàn thiện đúng lúc, đúng số lượng và chất lượng với chi phí và tỷ lệ dư thừa thấp nhất. Tên chức vụ thường gặp: Nhân viên điều phối nhà máy (Factory controller, Production coordinator).
4. Kho hàng và hàng tồn kho: Lưu trữ hàng hóa an toàn cho đến lúc sử dụng. Đảm bảo chất lượng kho hàng, thông tin về tồn kho được dự báo và cập nhật đầy đủ, phối hợp với phòng Thu mua, Vận chuyển, Sản xuất và Phân phối để đưa hàng ra vào kho một cách hiệu quả. Tên chức vụ thường gặp: Nhân viên quản lý kho hàng/ hàng tồn kho (Inventory/Warehouse Management).
5. Phân phối: Vận chuyển hàng hóa (dịch vụ) đến khách hàng một cách tối ưu nhất. Tên chức vụ thường gặp: Nhân viên phân phối (Distribution/ Transport coordinator).
Cơ hội việc làm ngành Logistics: Những tổ chức có nhu cầu nhân lực về Logistics:
Những công ty cung cấp dịch vụ Logistics. Hay còn được gọi là các công ty Logistics bên thứ 3 – Third-party Logistics Provider (3PL). Các công ty 3PL sẽ thay mặt người gửi hàng hoàn tất các thủ tục vận chuyển và Xuất nhập khẩu, cũng như thủ tục thông quan hàng hóa và đưa hàng đến điểm đến quy định … Một số công ty 3PL chuyên phục vụ các mặt hàng đặc thù, như thức ăn hoặc nguyên liệu dược, trong khi một số công ty phục vụ cho hầu hết các loại hàng hóa, chẳng hạn như DHL hoặc UPS.
Phòng ban Logistics và chuỗi cung ứng của các công ty thương mại. Thường là các công ty bán lẻ, phân phối hàng hóa đến tay khách hàng, chẳng hạn như các chuỗi thời trang và các siêu thị. Các tổ chức này có thể sở hữu một đội ngũ Chuyên viên Logistics và một hệ thống Logistics riêng, hoặc thuê ngoài một phần hoặc toàn bộ các công đoạn trên cho 3PL, chỉ giữ lại đội ngũ Logistics với vai trò chính là quản lý và giám sát.
Những công ty tư vấn và giải pháp công nghệ. các công ty này tư vấn khách hàng nhằm tối ưu hóa mô hình logistics của họ, hoặc các công ty cung cấp giải pháp quản lý, tối ưu hóa, tự động hóa Logistics cho khách hàng.
Những tổ chức quản lý hạ tầng: Cảng, đường bộ, đường sắt … tất cả các cơ sở hạ tầng trên đều thuộc quản lý của nhà nước hoặc tư nhân. Và các chuyên gia Logistics sẽ giúp việc vận hành hạ tầng luôn được hiệu quả và trôi chảy.
Trên đây là toàn bộ thông tin về cơ hội việc làm ngành logistics. Hãy để lại bình luận cho chúng tôi nếu bạn còn gì thắc mắc hoặc liên hệ ngay để nhận tư vấn thêm!