Nội Dung Chính
Một trong những loại giấy tờ được quan tâm nhất hiện nay trong lĩnh vực xuất nhập khẩu cũng như logistics, chứng từ bảo hiểm lô hàng là một thủ tục vô cùng quan trọng được rất nhiều doanh nghiệp để tâm mỗi khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Vậy chứng từ bảo hiểm lô hàng là gì? Có mấy loại chứng từ bảo hiểm? Hãy cùng tìm hiểu điều đó thông qua bài viết dưới đây của indochinapost bạn nhé!!!
Chứng từ bảo hiểm lô hàng là gì: Một số thông tin cơ bản không thể bỏ qua
Chứng từ bảo hiểm lô hàng là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.
Sự cam kết do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên nào. Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội. Về hiệu lực pháp lý, chứng từ bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp xuất nhập khẩu theo CIF hay CIP thì phải có hợp đồng bảo hiểm.
Phân loại các chứng từ bảo hiểm lô hàng
Hai loại chứng từ phổ biến thường được áp dụng hiện nay là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:
- Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có: Điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm và việc tính toán phí bảo hiểm.
- Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điều kiện bảo hiểm.
- Phiếu bảo hiểm (Cover note) do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Chỉ mang tính chất tạm thời và không có giá trị lưu thông, không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất cho nên rất hiếm khi được sử dụng vì ngân hàng cũng từ chối loại chứng từ này.
Chức năng của chứng từ bảo hiểm lô hàng
Loại bảo hiểm này có một số chức năng chính sau:
- Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế
- Giải quyết phần nào thiệt hại không mong muốn xảy đến trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
- Giấy tờ quan trọng dùng để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp và kiện tụng xảy ra
Lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm lô hàng
- Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể khác với người thụ hưởng. Nếu tổn thất xảy ra, người xuất khẩu phải kí hậu chuyển nhượng quyền thụ hưởng cho người nhập khẩu. Nếu không có điều khoản chuyển nhượng, khi tổn thất xảy ra, người nhập khẩu không thể khiếu nại đòi bồi thường, phải nhờ người xuất khẩu (người được bảo hiểm) đòi bồi thường.
Nhà nhập khẩu đòi được tiền bồi thường là rất thấp trong trường hợp không có sự thiện chí bên phía xuất khẩu
- Chứng từ bảo hiểm gồm 3 loại đích danh, vô danh, và theo lệnh. Trong đó, chứng từ bảo hiểm theo lệnh được dùng phổ biến nhất.
- Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng 110% trị giá hóa đơn hoặc giá trị CIF, CIP. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn do các bên thỏa thuận. Số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm càng cao.
- Bảo hiểm đơn có giá trị pháp lí cao hơn Giấy chứng nhận bảo hiểm.
Một số vấn đề khác liên quan đến thủ tục về chứng từ bảo hiểm lô hàng
Khi hợp đồng thương mại hoặc L/C yêu cầu Giấy chứng nhận bảo hiểm hay Tờ khai bảo hiểm theo một Bảo hiểm bao, nhà xuất khẩu có thể xuất trình một Bảo hiểm đơn mà vẫn được chấp nhận thanh toán.
- Tất cả bản gốc C/I phải được xuất trình, C/I phải được kí. Bản gốc chứng từ bảo hiểm có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.
- Chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình trọn bộ, không cần phải gửi theo hàng hóa vì nó không liên quan tới việc nhận hàng.
- Ngày hiệu lực của C/I không được muộn hơn ngày giao hàng. Vì nếu muộn hơn ngày giao hàng, nghĩa là hàng hóa đã không được bảo hiểm trong khoảng thời gian từ khi giao hàng tới ngày bảo hiểm có hiệu lực, các bên có quyền lợi bảo hiểm có thể từ chối bộ chứng từ thanh toán.
Tuy nhiên, trong thực tế, hàng hóa có thể được mua bảo hiểm ngay cả sau khi đã được giao, miễn là trên chứng từ bảo hiểm lô hàng có thể hiện “hiệu lực bảo hiểm không muộn hơn ngày giao hàng”.
- Bảo hiểm mọi rủi ro: chứng từ bảo hiểm có điều khoản quy định là Điều khoản loại A: phạm vi bảo hiểm rộng nhất, tuy nhiên, “mọi rủi ro” chỉ bao gồm rủi ro từ bên ngoài như thiên tai, sự cố bất ngờ, tổn thất trong bốc dỡ, chuyển tải.
- Người bảo hiểm không chịu trách nhiệm về những khuyết tật vốn có của hàng hóa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản liên quan về chứng từ bảo hiểm lô hàng khiến nhiền người đang quan tâm. Nếu bạn vẫn đang thắc mắc, hãy bình luận bên dưới để indochinapost giải đáp hộ bạn nhé!!!