Nội Dung Chính
Chuyển tải là gì? Khái niệm quá quen thuộc với ngành vận vận chuyển hàng hóa. Nhưng hẳn vẫn còn nhiều người chưa rõ, nhất là với những người mới bắt đầu. Vậy chuyển tải được hiểu như thế nào? Ý nghĩa của nó đối với các doanh nghiệp ra sao? Hãy cùng Indochinapost tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nào
Chuyển tải là gì?
Chuyển tải hàng hóa là việc dỡ hàng xuống từ một tàu biển/máy bay này và lại bốc hàng lên sang tàu biển/máy bay khác trong một hành trình vận tải đường biển/đường hàng không từ cảng/sân bay bốc hàng tới cảng/sân bay dỡ hàng. Tuy nhiên cần phân biệt trường hợp bốc dỡ hàng với mục đích bảo trì phương tiện với việc chuyển tải. Bởi nếu việc xếp dỡ không diễn ra giữa khoảng cách hai cảng/sân bay thì việc dỡ hàng xuống và lại bốc hàng lên không được coi là chuyển tải.
Giấy xác nhận chuyển tải là gì? Làm thế nào để có ?
Một trong những khó khăn để được hải quan chấp nhận là chứng từ chứng minh hàng hóa được đảm bảo nguyên trạng trong trường hợp quá cảnh qua nước trung gian. Trước đây, giấy tờ được yêu cầu là Giấy xác nhận chuyển tải (Transhipment Certificate). Công văn số 887/TCHQ-GSQL ngày 08 tháng 02 năm 2013 của Tổng cục Hải quan qui định một số thay đổi được xem là dễ dàng hơn cho doanh nghiệp.
Mục 4 của công văn này quy định rõ về Chứng từ chứng minh hàng hóa được đảm bảo nguyên trạng trong trường hợp quá cảnh qua nước trung gian, Cụ thể như sau:
Khi hàng hóa được vận chuyển qua lãnh thổ của một nước không phải là thành viên (đối với C/O mẫu D, E, AANZ, AI) và qua lãnh thổ của một nước thành viên hoặc không thành viên (đối với C/O mẫu AK), một trong những chứng từ phải được nộp cho cơ quan Hải quan Nước thành viên nhập khẩu là các chứng từ chứng minh rằng các yêu cầu của quy định vận chuyển trực tiếp được đáp ứng.
Những chứng từ doanh nghiệp có thể dùng xác nhận chuyển tải là gì?
1 Chứng từ do cơ quan hải quan nước quá cảnh xác nhận về việc hàng hóa nằm dưới sự giám sát của cơ quan hải quan nước đó và chưa được làm thủ tục để thông quan;
2 Giấy xác nhận của chính cơ quan, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng xuất nhập khẩu chứng minh hàng hóa quá cảnh là cần thiết vì lý do địa lí hoặc do các yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải; Hàng hóa không tham gia vào giao dịch thương mại hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó; Hàng hóa không trải qua bất kỳ công đoạn nào khác ngoài việc dỡ hàng và bốc lại hàng hoặc những công việc cần thiết để bảo quản hàng hóa trong điều kiện tốt. Đối với giấy xác nhận phát hành bởi công ty con, chi nhánh hay đại lý của công ty vận tải, tổ chức phát hành vận đơn cho lô hàng tại Việt Nam thì cần thêm giấy ủy quyền của chính hãng vận tải; hoặc
3 Trong trường hợp hàng hóa được vận chuyển nguyên container, số container, số chì không thay đổi từ khi xếp hàng lên phương tiện vận tải tại cảng xếp hàng của nước thành viên xuất khẩu đến khi nhập khẩu vào Việt Nam thì xem xét chấp nhận chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp là vận đơn và lệnh giao hàng của hãng tàu, trong đó thể hiện số container, số chì không thay đổi.
Ưu điểm của việc chuyển tải là gì
Với tình huống trên, rõ ràng lần sau bạn sẽ muốn chọn con tàu có lịch trình ghé vào cảng Việt Nam để rút ngắn đáng kể thời gian vận tải (cũng làm giảm nguy cơ hàng gặp rủi ro khi bị bốc/ dỡ nhiều lần và vận tải dài ngày). Tuy nhiên phải cân nhắc lại vì hàng bị chuyển tải (người trong nghề gọi là VIA – đi qua… ) thường có mức cước rẻ hơn so với hàng đi thẳng (người trong nghề gọi là DIRECT – trực tiếp). Khi thực hiện nghiệp vụ vận tải bạn nên căn cứ vào mức độ cần thiết của lô hàng so với chi phí có thể chi trả để lựa chọn phương án hợp lý.
Hy vọng với những thông tin trên đây, mọi người có thể hiểu rõ chuyển tải là gì, cũng như ý nghĩa của chuyển tải. Nếu quý khách có nhu cầu vận tải, chuyển phát nhanh hàng hóa nội địa trên khắp cả nước, có thể liên hệ với chúng tôi. Indochinapost, đơn vị vận tải nội địa và quốc tế uy tín và chuyên nghiệp.